Tin tức cộng đồng

Câu chuyện cảm động về Thầy Cô giáo nhân ngày 20-11!

13647759 Chắc hẳn những ai đã từng là học sinh đã từng nghĩ rằng cô giáo chủ nhiệm của mình giống như "bà la sát" đúng không? Cô giáo thật là nghiêm khắc và khắt khe quá đi. Lúc nào cũng cấm đoán và mắng mỏ học sinh, cứ bắt cả lớp phải học, học và học. Nhưng thực ra, cô...
Xem tiếp

Quảng cáo

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Ba góp ý về việc sửa đổi chùm Thông tư bổ nhiệm, xếp lương giáo viên

Ba góp ý về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên

Chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có hiệu lực 20/3/2021 đến nay đã 1 năm nhưng vẫn không thể thực hiện được tại nhiều địa phương do có quá nhiều bất cập, bất hợp lý trong quá trình triển khai.

Đây cũng là vấn đề khó cho Bộ trưởng đương nhiệm vì những vấn đề về bổ nhiệm, xếp lương bất cập, bất hợp lý xuất phát từ chùm Thông tư 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT trong thời gian trước đây đã dẫn đến khi ban hành Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT tiếp tục gây bức xúc trong đó có nhiều vấn đề do lịch sử để lại.

Do đó, người viết có các góp ý, kiến nghị sau gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo để việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên hợp lý như ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thứ nhất, về các chứng chỉ

Trong chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ở tiêu chuẩn các hạng mầm non, phổ thông công lập không còn yêu cầu có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Tuy nhiên, các thông tư này yêu cầu giáo viên biết sử dụng ngoại ngữ, tin học các hạng nên nhiều nơi vẫn yêu cầu giáo viên có minh chứng về việc biết sử dụng ngoại ngữ, tin học là các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Do đó, khi sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 này, mong Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi bổ nhiệm, chuyển xếp lương, thăng hạng.

Bên cạnh đó, về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì tại chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 thì gần như mỗi hạng đều yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi chuyển xếp lương từ Thông tư cũ sang mới, thăng hạng.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP có nhiều thay đổi về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, chỉ còn lại 1 chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp dùng chung. Tức là đối với giáo viên mầm non, phổ thông chỉ cần duy nhất 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 89/2021/NĐ-CP, vì vậy nhiều nơi vẫn tỏ ra lúng túng, bối rối.

Khi bổ nhiệm giáo viên chuyển xếp lương từ thông tư cũ sang mới thì có cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay không? Hay khi nào giáo viên cần bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp? Các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo các hạng trước đây có được xem như thay thế chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới hay không?,… là những câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Thực tế tuy đã giảm từ 3-4 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp còn 1 chứng chỉ nhưng người viết vẫn thấy băn khoăn với cái gọi là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thực tế nó không cần thiết, không phù hợp với giáo viên.

Sáng 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Trong phiên họp, người đứng đầu Chính phủ hoan nghênh việc vừa qua một số cơ quan đã rà soát, bỏ các văn bằng, chứng chỉ, quy định không cần thiết, tránh hình thức, chạy vạy, tiêu cực, việc này được dư luận và xã hội ủng hộ.

"Tinh thần bám rất sát thực tiễn, cái gì thực sự cần thì đưa vào quy định, quy trình, tiêu chuẩn, cái gì không cần thì dứt khoát bỏ", trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Do đó, người viết rất hy vọng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có tham mưu bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho giáo viên.

(Ảnh minh họa: VTV)

Thứ hai, xem xét việc chia hạng giáo viên

Mục đích của việc phân chia hạng là để giáo viên ở hạng cao thực hiện công việc cao hơn hạng thấp, hiệu quả hơn giáo viên hạng thấp nên được hưởng lương cao hơn.

Nhưng từ khi triển khai việc chia hạng từ năm 2015 đến nay thì gặp vô số vấn đề bất cập vì chia hạng nhưng giáo viên các hạng đều thực hiện công việc như nhau, thậm chí nhiều giáo viên hạng IV thực hiện tốt, được tôn trọng hơn giáo viên hạng I, nhiều giáo viên hạng I, II vi phạm kỷ luật,…

Có thể, việc chia hạng phù hợp với 1 số ngành nghề khác nhưng đối với giáo viên thì không phù hợp, bất hợp lý.

Việc chia hạng III, IV khiến giáo viên tâm tư, bức xúc, nhiều phụ huynh cũng không muốn cho con em mình học với giáo viên hạng III, IV.

Do đó, người viết tiếp tục kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, xem xét bỏ việc chia hạng giáo viên.

Do đó người viết kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân dịp này có thể xem xét bỏ việc chia hạng, nghiên cứu việc trả lương theo vị trí việc làm theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương là hợp lý nhất.

Thứ ba, quan tâm giáo viên chưa đạt chuẩn và trên chuẩn mới

Hiện nay khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020 thì trình độ chuẩn nhà giáo đã nâng lên đáng kể như giáo viên từ tiểu học trở lên phải có trình độ đại học, giáo viên mầm non phải từ cao đẳng trở lên.

Có nhiều giáo viên trước đây từ đạt chuẩn, trên chuẩn công tác nhiều năm, đạt nhiều thành tích từ trên chuẩn thành dưới chuẩn, xếp ngạch lương, hệ số lương không đạt chuẩn cũng khiến giáo viên trên rất tâm tư.

Vì thế, người viết kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đối tượng trên, nhất là giáo viên có thành tích, thời gian công tác nếu còn trong lộ trình nâng chuẩn (31/12/2030) thì được xếp lương là đạt chuẩn.

Thực tế, những giáo viên lớn tuổi khó có thể theo học để nâng chuẩn, một số người sắp về hưu lại mang tiếng giáo viên chưa chuẩn thì không hợp lý.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều giáo viên có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi nên đã đạt trên chuẩn, họ đầu tư công sức, tiền bạc để học nâng chuẩn để phục vụ giảng dạy nên mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đối tượng này.

Hiện nay có tình trạng giáo viên có trình độ thạc sĩ, đại học,… công tác ở bậc tiểu học vẫn hưởng lương trung cấp, rất bức xúc.

Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định về đặc cách xét thăng hạng thì rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo khi sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021 bổ sung cụ thể các trường hợp đặc cách thăng hạng để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên có thời gian dài có trình độ trên chuẩn nhưng hưởng lương dưới chuẩn.

Trên đây là ba vấn đề người viết xin được kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khi sửa đổi chùm Thông tư về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên. Hy vọng lần sửa đổi này sẽ hợp lý, khắc phục những hạn chế của Thông tư 01, 02, 03, 04, công bằng và hợp lý đối với giáo viên.

Nguồn: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ba-gop-y-ve-viec-sua-doi-chum-thong-tu-bo-nhiem-xep-luong-giao-vien-post225175.gd


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 10:05 21/03/2022
Số lượt xem: 4355
Số lượt thích: 1 người (nguyễn hà chi)
 
Gửi ý kiến