Tin tức cộng đồng

Câu chuyện cảm động về Thầy Cô giáo nhân ngày 20-11!

13647759 Chắc hẳn những ai đã từng là học sinh đã từng nghĩ rằng cô giáo chủ nhiệm của mình giống như "bà la sát" đúng không? Cô giáo thật là nghiêm khắc và khắt khe quá đi. Lúc nào cũng cấm đoán và mắng mỏ học sinh, cứ bắt cả lớp phải học, học và học. Nhưng thực ra, cô...
Xem tiếp

Quảng cáo

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Thầy Phạm Văn Hai: "Thấy được sự thành đạt của trò là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời tôi"

Ra trường và vào ngành vào từ năm 2009, tình nguyện công tác ở một vùng kinh tế khó khăn của tỉnh Long An. Thầy Phạm Văn Hai là giáo viên Hóa học - Trường THCS Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, đã có những chia sẻ vô cùng thật tâm với Thư viện trực tuyến Violet.vn về công việc của mình.

17492289_1196511980467678_5692698531978092192_o_500

Thầy bộc bạch, “Tôi từ nhỏ đã ao ước được trở thành giáo viên, cho dù khi lớn lên có rất nhiều nguyện vọng, nhiều sự lựa chọn nhưng tôi không khó khăn gì khi quyết định chọn ngành nghề giáo. Còn nhớ lúc tôi học lớp 6, khi trả bài môn giáo dục công dân, cô giáo có hỏi "em thích học ngành nghề gì trong tương lai" tôi trả lời ngay là "Dạ, em thích làm giáo viên ạ" cô giáo nở một nụ cười và cô chúc tôi sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tôi chọn nghề giáo viên có lẽ vì tôi yêu quý thầy cô đã giảng dạy tôi, đã tạo cho tôi những hình tượng đẹp và cao quý. Và đến bây giờ, tôi chưa bao giờ hối hận vì sự lựa chọn của mình.”

Hiện nay, thầy Hai đang công tác tại trường THCS Tân Đức. Nhưng ngôi trường đầu tiên thầy đặt chân đến là trường Tiểu học và THCS Thạnh Hưng (thuộc xã Thạnh Hưng, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) - ngôi trường mà thầy đã có rất nhiều kỷ niệm.

Thầy nhớ, “Khi vừa đến xã Thạnh Hưng, Thầy Hiệu trưởng đón chúng tôi (những người giáo viên mới được phân công về trường) bằng một phương tiện mà tôi không thường sử dụng đó là một chiếc xuồng, chiếc xuồng đủ lớn để chở được 9 người giáo viên mới và 3 chiếc xe gắn máy, qua trao đổi với thầy Hiệu trưởng tôi mới biết được trong huyện Tân Hưng chỉ còn có một đơn vị trường chưa có đường xe chạy vào, đó là nơi mà tôi và đồng nghiệp sẽ đến công tác, bao quanh chúng tôi chỉ có nước và nước...vì mùa lũ đã về. Mất một giờ đồng hồ chúng tôi tới nơi, lên bờ đã có sẵn người chờ đón chở chúng tôi và vận chuyển đồ đạc vào trường. Đây là khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, đường xá không thuận tiện, vì vậy trên địa bàn xã chỉ có một ngôi trường gồm cả 3 cấp học (Mầm non, Tiểu học và THCS).”

hinh_so_4_500

Những người đồng nghiệp xa quê, tổ chức sinh nhật cho nhau (2013)

Công tác tại một trường vùng sâu, khó khăn, thiếu thốn nên thầy Hai gặp khá nhiều áp lực. Học sinh ở đây đa phần có hoàn cảnh rất đáng thương, phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, chủ yếu các em đi học để biết chữ. Do vậy, mỗi khi mùa hè qua đi, thầy cô ở đây lại rất vất vả vì phải tới tận nhà vận động học sinh bỏ học quay lại lớp. Thầy nói, “tuy khởi đầu có hơi vất vả, nhưng đó là quãng thời gian vô cùng đáng nhớ trong cuộc đời tôi. Khiến tôi gần gũi, đồng cảm với học trò và trân trọng nghề nghiệp của mình nhiều hơn.”

hinh_so_5_500

Lãnh thưởng cuối năm

Sau 5 năm công tác tại vùng khó khăn, thầy Hai đã đề xuất nguyện vọng để xin chuyển về công tác tại huyện nhà. Thầy được phân công đến trường THCS Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa từ đó tới nay.

Là giáo viên, gặp phải áp lực là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là áp lực từ phía học sinh. Thầy bộc bạch, “Với tôi, học sinh cấp 2 đang ở cái tuổi “nửa trẻ con, nửa người lớn”, thích tự do, dễ bị cám dỗ vào các hoạt động không lành mạnh như chơi game, tụ tập hút thuốc...dẫn đến học tập sa sút, cúp tiết, bỏ học, có thái độ vô lễ với giáo viên...làm cho việc giảng dạy không đạt chất lượng cao. Khiến một giáo viên mới như tôi cũng gặp phải không ít mệt mỏi, căng thẳng”.

Khi tôi hỏi về những kỉ niệm thầy Hai đã có với trường THCS Tân Đức, thì hóa ra kỉ niệm khiến thầy không thể nào quên, lại là với một em học sinh cá biệt.

Thầy bồi hồi nhớ lại, “Cậu học trò đó là V, tôi dạy em năm lớp 8, học thì rất kém, thường xuyên không thuộc bài và nói chuyện trong giờ học....Tôi cứ nghĩ em V sẽ không thích những giáo viên bị học trò cho là khó tính như tôi. Nhưng không phải vậy, năm lớp 9 tôi không dạy lớp em V mà là một giáo viên khác, cứ mỗi lần gặp tôi em thường hỏi "thầy sao thầy không dạy lớp em?", rồi cứ sau mỗi giờ tan học khi thấy tôi đi trên sân trường em liền chạy tới và nói "Thầy! Nay em ngoan rồi, em học tốt hơn rồi", em V chủ động chia sẻ cho tôi những kế hoạch của em. Mặc dù em V đã tốt nghiệp ra trường những em vẫn thường xuyên hỏi thăm sức khỏe của tôi, em còn chia sẻ những hình ảnh về môi trường học tập mới của em. Tôi cảm thấy rất vui vì em luôn quý trọng và tin tưởng tôi.

hinh_so_2_500

Thầy Phạm Văn Hai và các em trường THCS Tân Đức

Một kỉ niệm đáng nhớ nữa của tôi, đó là vào tháng 7 năm 2014, khi tôi có nguyện vọng xin chuyển công tác về gần nhà. Mọi người đều rất buồn và không muốn để tôi đi, có một người mà tôi không thể quên đó là cô hiệu phó chuyên môn - người đã hướng dẫn tập sự cho tôi lúc mới về trường, thấy được sự nỗ lực phấn đấu của tôi nên cô rất yên tâm phân công nhiệm vụ. Ngày tôi xin chuyển về quê cô không kí duyệt hồ sơ cho tôi với lý do khi nào có người thành thạo như tôi thay thế mới cho về, nhưng vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc nên tôi phải xin về để chăm sóc mẹ già, rồi cô cũng hiểu và hứa hẹn cho tôi công tác thêm một năm nữa, đến năm 2015 thì kí duyệt cho chuyển trường. Tuy có xa nhà, nhưng đó là một môi trường làm việc tốt, được sự tín nhiệm của lãnh đạo, nơi đã giúp tôi trưởng thành, tôi xem đó như là một quê hương thứ 2 của mình, tôi luôn quý trọng những tình cảm mà động nghiệp đã dành cho tôi. Đó là một giai đoạn trong cuộc đời mà tôi không thể nào quên được.”

hinh_so_1_500

Thầy Hai tham gia cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học

Đến thời điểm hiện tại, thầy Hai đã công tác trong ngành giáo dục được 8 năm. Và có lẽ thứ thầy nhận được nhiều nhất từ công việc này chính là tình cảm học trò dành, những thành tích mà các em đã đạt được, được nhìn từng lứa học trò trưởng thành, có công việc ổn định và góp chút sức lực nhỏ bé để xây dựng đất nước. Thấy được sự thành đạt của trò là niềm hạnh phúc lớn nhất mà thầy nhận được.

hinh_so_9_500

Tham gia hội thi ngược dòng lịch sử

Không những thế, làm nghề giáo giúp thầy Hai có thể phát triển năng lực bản thân mình nhiều hơn, khiến thầy không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm từ những thầy cô đồng nghiệp. Ngoài ra công việc cũng mang lại thu nhập giúp thầy có thể trang trải cuộc sống và một chút dành dụm để sau này lo cho gia đình nhỏ của mình.

hinh_so_3_500

Đồng nghiệp thân thiết

Khi tôi hỏi thầy về gia đình nhỏ, thầy vui vẻ trả lời, “ Tôi hiện vẫn độc thân, lập gia đình nhỏ là một dự định quan trọng trong kế hoạch của tôi trong giai đoạn cuối năm 2017 đến đầu năm 2018. Nghề giáo viên là nghề mà công việc không chỉ ở trường mà còn có ở nhà, ngày đi đến lớp tối về soạn giáo án, thức thâu đêm với những bài kiểm tra, làm hồ sơ sổ sách, làm sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học...Tôi luôn đặt công việc lên hàng đầu, nhiều lúc không có đủ thời gian làm việc nhà, một đều may mắn là những người thân trong gia đình tôi cũng thấy và hiểu được đặc thù công việc nên đã thông cảm gánh vác việc nhà. Tôi hy vọng người bạn đời của tôi sau này cũng có thể hiểu và chia sẻ công việc nhà với tôi và ngược lại thời gian rảnh rỗi hoặc ngày cuối tuần tôi sẽ dành tất cả cho gia đình mình. Tôi nghĩ một gia đình hạnh phúc khi các thành viên biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ công việc cho nhau.”

hinh_so_10_500

Thầy Hai nấu cơm từ thiện ở bệnh viện

Nếu có ai đã từng tiếp xúc với thầy giáo này, sẽ thấy đây là một con người rất nỗ lực và luôn có ý chí vươn lên. Thầy thường xuyên tự học và trau dồi kiến thức chuyên môn, tự rèn luyện ngoại ngữ, thích ca hát, có ý định học đàn và muốn khám phá nhiều hơn các vùng đất mới lúc rảnh rỗi.

Trân thành cảm ơn những chia sẻ, tâm sự quý báu của thầy Phạm Văn Hai, đồng thời cảm ơn tình cảm của thầy dành cho Thư viện trực tuyến Violet.vn

Chúc thầy luôn mạnh khỏe, công tác tốt và chúc cho những dự định của thầy sẽ thành công mỹ mãn.

Ảnh: thầy Phạm Văn Hai

Biên tập: Phương Hoa

Ban Phát triển cộng đồng Violet.vn


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 10:14 10/11/2017
Số lượt xem: 7061
Số lượt thích: 3 người (Phan Phu Dien, Hỗ Trợ Thư Viện Violet, Phạm Văn Hai)
 
Gửi ý kiến