Tin tức cộng đồng

Câu chuyện cảm động về Thầy Cô giáo nhân ngày 20-11!

13647759 Chắc hẳn những ai đã từng là học sinh đã từng nghĩ rằng cô giáo chủ nhiệm của mình giống như "bà la sát" đúng không? Cô giáo thật là nghiêm khắc và khắt khe quá đi. Lúc nào cũng cấm đoán và mắng mỏ học sinh, cứ bắt cả lớp phải học, học và học. Nhưng thực ra, cô...
Xem tiếp

Quảng cáo

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức thư viện >

Tin giáo dục nổi bật trong tuần - 28/10/2013

Xin gửi tới quý thầy cô những điểm tin giáo dục nổi bật trong tuần vừa qua. Trong phần này, BQT xin chia sẻ trọng tâm về những ý kiến xoay quanh Đề án Đổi mới giáo dục toàn diện và phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm chia sẻ một vài tài liệu tham khảo thêm về phương pháp này trước buổi Thảo luận trực tuyến chuyên đề "Phương pháp Bàn tay nặn bột" trực tiếp tại vi-congdong.violet.vn vào 17:00 ngày thứ 4 - 30/10/2013.

1.TIN GIÁO DỤC NỔI BẬT

 ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc: Giáo dục không thể hồ đồ

“GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh, nhiệm vụ của giáo dục là vừa phát triển con người hoàn thiện, tốt đẹp, vừa phải tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao

Một Phó thủ tướng báo cáo trước thường vụ Quốc hội nói là trong gần 3 triệu người thì 30% không làm được việc vì họ có bằng đại học nhưng lại không có năng lực. Điều hiển nhiên là có giá trị thực - mới tạo ra giá trị.”

Ngoài ra nguyên Bộ trường Phạm Minh Hạc cũng chia sẻ một số quan điểm về việc đào tạo sinh viên sư phạm tạo nguồn sẵn sàng cho việc thay đổi và phát triển trong tương lai, việc quản lý các trường công lập và tư thục trên toàn quốc, kèm theo những ý kiến về các hình thức thi cử, kiểm tra, đánh giá.

GS-hac-3-JPG-7491-1382619097.jpg

GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh, nhiệm vụ của giáo dục là vừa phát triển con người hoàn thiện, tốt đẹp, vừa phải tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ảnh: Hoàng Thùy (vnexpress.net)

Xin mời quý thầy cô đọc thêm tại:

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-duc/nguyen-bo-truong-pham-minh-hac-giao-duc-khong-the-ho-do-2900509.html


Đổi mới giáo dục: Tập trung vào đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh

Tiếp tục với việc bàn luận về các yếu tố thiết yếu cần thay đổi trong đổi mới giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chia sẻ: “Đột phá được xác định là khâu kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục. Sở dĩ coi đó là đột phá vì làm ít tốn kém, không cần đầu tư nhiều, khi thay đổi cách thi thì sẽ tác động quay lại thay đổi nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đó cũng là nội dung chính trong lần đổi mới lần này.”

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển. Ảnh Xuân Trung (giaoduc.net.vn)

Xin mời quý thầy cô đọc thêm chi tiết tại:

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Doi-moi-giao-duc-Tap-trung-vao-doi-moi-kiem-tra-danh-gia-hoc-sinh/322503.gd

 

GS Hoàng Tụy: "Mong sao 'số phận' đổi mới giáo dục kỳ này sẽ may mắn"

Một yếu tố khác cũng quan trong không kém trong Đề án Đổi mới giáo dục toàn diện là vấn đề Sách giáo khoa. GS Hoàng Tụy đã có những trao đổi rất thiết thực về vấn đề thay đổi sách giáo khoa. Giáo sư chia sẻ: “Cái gốc đó mà chưa khắc phục thì dù cố gắng gì cũng khó đem lại kết quả. Cho nên mấu chốt là phải thay đổi tư duy, quan niệm về SGK, mới có thể từng bước thóat ra khỏi những thói quen, những nếp làm cũ kỹ đã hình thành từ cả thời gian dài mấy chục năm qua.”

GS. Hoàng Tụy: Không nên trao độc quyền biên soạn và xuất bản SGK cho một cá nhân hay một tổ chức nào, kể cả của Bộ GD. Ảnh Xuân Trung. (giaoduc.net.vn)

Xin mời quý thầy cô đọc thêm tại:

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Hoang-Tuy-Mong-sao-so-phan-doi-moi-giao-duc-ky-nay-se-may-man/322618.gd

 

Đổi mới giáo dục: Không thể lấy ý kiến "kín"

Trong bài viết “Đổi mới giáo dục: không thể lấy ý kiến “kín””, PGS Đỗ Ngọc Thống - phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông khái quát chia sẻ về những vấn đề phương pháp dạy và học trong nhà trường, cách thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp với xu hướng mới, nhất là trong giai đoạn đổi mới giáo dục để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngoài ra, để thành công, việc thực hiện đề án phải thực hiện tốt việc công khai lấy ý kiến để người dân và các chuyên gia góp ý.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, cấu trúc của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ chia 2 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Giáo dục cơ bản 9 năm (gồm cấp tiểu học và THCS) trang bị nhân cách công dân với học vấn phổ thông cơ bản, tạo điều kiện để người học có thể học lên cao hoặc đi làm. Xem dự kiến các môn học chi tiết TẠI ĐÂY 

- Giai đoạn 2: Giáo dục THPT (lớp 10, 11, 12) hướng tới hoàn thiện nhân cách công dân cùng với yêu cầu phát triển năng lực phù hợp với năng khiếu và sở thích cá nhân, định hướng nghề nghiệp trên cơ sở tiếp tục nâng cao kiến thức, kĩ năng...Xem dự kiến các môn học chi tiết TẠI ĐÂY 

 

Mời quý thầy cô đọc thêm tại:

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146541/doi-moi-giao-duc--khong-the-lay-y-kien--kin-.html

 

Thích thú với sách giáo khoa của thành phố Hồ Chí Minh

Với mục tiêu đổi mới giáo dục trong từng cấp học cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã biên soạn bộ tài liệu dạy học vật lý 6, 7, 8 được giáo viên và học sinh đón nhận hào hứng và thích thú. Với bộ sách giáo khoa này, thầy và trò đã hướng tới việc thay đổi cách tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu tự học của học sinh. Đây được xem như bước đột phá trong quá trình đổi mới giáo dục ở TP.HCM.

 

Học sinh lớp 6/1 Trường THCS Bạch Đằng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh học với tài liệu dạy học Vật lý - Ảnh: Như Hùng (tuoitre.vn)

Mời quý thầy cô đọc thêm tại:

http://tuoitre.vn/giao-duc/575373/thich-thu-voi-sach-giao-khoa-cua-tp-hcm.html#ad-image-0


Tích hợp môn học, làm bộ SGK chuẩn

Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ triển khai trên cơ sở dạy học tích hợp, kết hợp chủ đề, tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học - công nghê. Chương trình giáo dục trong nước sau năm 2015 sẽ hướng đến việc học sinh làm được gì sau khi học chứ không phải là học được cái gì.

Hệ thống môn học theo đề án đổi mới

Tiểu học: Gồm các môn bắt buộc: toán, tiếng Việt, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, đạo đức (các lớp 1, 2, 3). Lớp 4 và lớp 5 hình thành hai môn tìm hiểu tự nhiên (gồm các chủ đề vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất) và môn tìm hiểu xã hội (gồm các chủ đề về lịch sử, địa lý, giáo dục sức khỏe, kinh tế gia đình). Ngoài ra, còn có bốn hoạt động giáo dục: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, tập thể và các môn học tự chọn.

THCS: Gồm bảy môn bắt buộc: toán, ngữ văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục công dân và công nghệ. Cấp THCS cũng có bốn hoạt động giáo dục: thể dục, nghệ thuật, hướng nghiệp và tập thể và các môn học tự chọn.

Cấp THPT: Sẽ thực hiện phân hóa ở lớp 10 với khối lớp 11 và 12. Theo đó, lớp 10 sẽ phải học 11 môn bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, giáo dục công dân, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tin học, công nghệ. Lớp 11 và lớp 12 sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc đó là: ngữ văn, toán và ngoại ngữ. Tự chọn bắt buộc ba trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục công dân và xã hội học. Các hoạt động giáo dục bắt buộc ở cả ba khối cấp đều gồm: thể chất, hướng nghiệp, quốc phòng an ninh và tập thể. Học sinh THPT được lựa chọn môn học chuyên sâu thuộc các môn trong chương trình học tùy theo năng lực, sở thích.

 

Ảnh minh họa (theguardian.com)

Mời quý thầy cô đọc thêm tại:

http://phapluattp.vn/20131026115429969p0c1019/tich-hop-mon-hoc-lam-bo-sgk-chuan.htm

 

PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT"

 “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là phương pháp giáo dục có xuất phát điểm từ năm 1996 tại Pháp,  có tên tiếng Anh là “Hands On”, tiếng Pháp là “La main à la pâte” (viết tắt LAMAP), đều có nghĩa là “bắt tay vào hành động”. Chương trình tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.

19_handson_500

Ảnh minh họa (ec.europa.eu)

Hiện nay, chương trình “Bàn tay nặn bột” đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc, Thái Lan...  Tại Việt Nam, phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã được bước đầu áp dụng tại nhiều trường tiểu học trên toàn quốc. Trong quá trình áp dụng phương pháp trong thực tiễn dạy học, bên cạnh đánh giá cao những ưu điểm về phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh, một số giáo viên quan tâm đến phương pháp này đã gửi những băn khoăn và thắc mắc về cách thức tổ chức lớp và nội dung dạy học theo phương pháp này tới BQT Violet.

Nhằm giúp các giáo viên quan tâm có cơ hội được chia sẻ ý kiến và tìm hiểu thêm về phương pháp này, ngày 30/10, BQT Violet sẽ tổ chức một buổi thảo luận trực tuyến với chủ đề: "Phương pháp Bàn tay nặn bột - Ứng dụng trong thực tiễn".

Thời gian: 17:00 – ngày 30/10/2013

Chi tiết về chương trình mời quý thầy cô tham khảo tại:

http://vi-congdong.violet.vn/entry/show/entry_id/9748771

Ngoài ra, để chuẩn bị cho chương trình, xin mời quý thầy cô tham khảo thêm các tài liệu viết về phương pháp “Bàn tay nặn bột” và việc áp dụng phương pháp này trong thực tiễn qua các đường link sau:

 

Giới thiệu về phương pháp và kì vọng của Bộ GD& ĐT trong việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong giảng dạy tại Việt Nam. 10 nguyên tắc cơ bản khi áp dụng “Bàn tay nặn bột”:

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-GDDT-ky-vong-vao-phuong-phap-Ban-tay-nan-bot/318291.gd

Các giáo án tham khảo:

http://bantaynanbot.edu.vn/btnb/index.php?board=91.0

Các ý kiến và nội dung khác có liên quan:

http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201310/day-hoc-theo-phuong-phap-ban-tay-nan-bot-kho-trien-khai-dai-tra-2210056/

http://www.ntthnue.edu.vn/hoi-thao-ban-tay-nan-bot

http://giaoducphothong.edu.vn/Tin_tuc/Tin_giao_duc.aspx?action=reading&newsid=78

http://www.thpt-lequydon-quangtri.edu.vn/news.aspx?id=676

 

2. CÁC TIN GIÁO DỤC KHÁC

Giáo sư được kéo dài thời gian giảng dạy 10 năm

Theo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học vừa được Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2013, giảng viên được kéo dài thời gian làm việc nếu có các điều kiện: Có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.

Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.

Nghị định cũng quy định cụ thể chính sách đối với giảng viên. Theo đó, hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên.

 images418177_1_500

Ảnh minh họa (cdsphanoi.edu.vn)

Mời quý thầy cô đọc thêm chi tiết tại:

http://www.tienphong.vn/giao-duc/653236/Gia%CC%81o-su-duo%CC%A3c-ke%CC%81o-da%CC%80i-tho%CC%80i-gian-gia%CC%89ng-da%CC%A3y-10-nam-tpol.html

 

Giải pháp ưu tiên phát triển Giáo dục Năng khiếu và Tài năng trong Đổi mới Giáo dục

Lựa chọn ưu tiên thực sự trong các hướng phát triển giáo dục Việt Nam là một vấn đề cấp bách. Bài viết chia sẻ về giáo dục năng khiếu và tài năng (Gifted and Talented Education – viết tắt là GATE) như là một hướng ưu tiên trong việc cải tổ giáo dục ở Việt Nam với những lợi thế và tiềm năng  của mình trong lĩnh vực này.

Bài viết giới thiệu về tình hình thực tế hiện tại của việc phát triển giáo dục năng khiếu và tài năng tại Việt Nam trong mối tương quan so sánh với thực tế tại các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Tác giả bài viết, ông Kim Ngọc Minh, thạc sỹ Giáo dục Đại học New South Wales - Úc, chia sẻ những lý do chọn GATE như một ưu tiên trong cải tổ giáo dục Việt Nam và những đề xuất về giải pháp trong giáo dục năng khiếu và tài năng nhằm hướng tới việc thành lập các mô hình cộng đồng ASEAN trong thời gian tới.


Mời quý thầy cô đọc thêm tại:

http://hocthenao.vn/2013/10/28/giai-phap-uu-tien-phat-trien-gd-nang-khieu-va-tai-nang-trong-doi-moi-gd-kim-ngoc-minh/

Cô Vân dạy văn

Một câu chuyện xin được chia sẻ với quý thầy cô để chúng ta cùng suy ngẫm thêm về vai trò của người thầy và cách tiếp cận văn học trong nhà trường. 

"Tôi lâng lâng trong niềm hạnh phúc vô biên đó vì đây là điểm 8 đầu tiên của tôi trong môn Văn. Hóa ra tôi viết văn cũng được chứ đâu phải mất căn bản hoàn toàn. Sau đó, cô còn gặp riêng tôi và khuyên nên đọc thêm một số tác phẩm hay của thế giới để làm giàu thêm tâm hồn và cải thiện cách viết của mình. Từ đó, tôi tự tin hơn và chú ý trau chuốt hơn cách viết câu của mình."

Cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân (phải) - Ảnh: T.L (tuoitre.vn)

Mời quý thầy cô đọc thêm tại:

http://tuoitre.vn/Giao-duc/576823/co-van-day-van.html

 

Xin cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý thầy cô. Kính chúc quý thầy cô một tuần mới sức khỏe, nhiều niềm vui!


Nhắn tin cho tác giả
Thư Viện Trực Tuyến Violet @ 14:16 29/10/2013
Số lượt xem: 21549
Số lượt thích: 0 người
No_avatar

toi muon tao trang web cho truong minh thi phai lam the nao

 

 
Gửi ý kiến