PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 KHÁNH LỘC
************
Sáng kiến kinh nghiệm
 SỬ DỤNG BẢNG TÍNH EXCEL 
TRONG THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO  ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm
        Từ năm học 2008-2009 với chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” nhà trường đã phát động phong trào thi đua rất sôi nổi trong toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên. Từ đó đến nay tập thể Cán bộ giáo viên nhân viên không ngừng học hỏi đúc rút kinh nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ vào việc dạy và soạn giáo án. Hiện nay đơn vị đã có hơn 80% Cán bộ, giáo viên có chứng chi A tin học.
          Qua việc mày mò tìm hiểu một số công thức của bảng tính excel tôi đã áp dụng vào việc thống kê xếp loại, đếm số điểm và báo cáo rất nhanh. Sau khi chấm điểm xong chỉ cần 15 phút để nhập điểm vào bảng tính, máy sẽ tự động thống kê tất cả các số liệu cần báo cáo như: Có bao nhiêu điểm 1,2,3… ở tất cả các môn. Tổng số điểm đạt  từ 1-4, từ 5-10 …
          Tôi thấy kinh nghiệm này có thể chia sẽ với đồng nghiệp. Đặc biệt là các thầy cô giáo lớn tuổi hay nhầm lẫn trong việc đếm, thống kê… Hơn nưa bảng tính có cài sẵn các công thức chỉ cần chiếc USP thì có thể chia sẽ với đồng nghiệp, không cần trình độ tin học cao, chỉ cần biết gõ bàn phím thì có thể áp dụng được.
         Tuy tỷ lệ giáo viên của trường có chứng chỉ A tin học cao. Xong các thầy cô luôn sử dụng word để soạn giáo án chứ chưa ứng dụng excel. Nay tôi muốn chia sẽ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong thực tiễn mà tôi đã áp dụng trong 2 năm học qua.
           Tuy nhiên do trình độ tin học của bản thân tôi hạn chế nên việc diễn đạt bảng tính exel trên giấy, hay các phương tiện khác thì rất khó. Xong tôi cố gắng viết ra đây những công thức, bản in những ví dụ mà tôi đã áp dụng.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Giơi thiệu và cách sử dụng:  
            Trong phần này tôi trình bày trong 9 sét: Sét1: Lí do chọn SKKN, sét 2 Thống kê điểm giữa kì I, sét 3 thống kê điểm cuối kì 1 cho 4 môn tính bằng điểm số. Sét 4 thống ke điểm giữa kì II, sét 5 thống kê điểm cuối kì II cho 4 môn bằng điêm số. Sét 6&7 tổng hợp điểm cho tất cả các môn. Sét 8 kết luận. sét 9 mở rộng ứng dụng
       Lưu Ý: Trong các sét dùng để thống kê ( tức là có dùng công thức), do trình đọ tin học còn hạn chế nên các cột mang công thức tôi không khoá được, mà chỉ tô chữ bằng màu đỏ, tức là nếu đồng nghiệp nào không biết viết lại công thức thì không  xoá hay nhập vào các cột có tô chữ màu đỏ.
2/ Sử dụng bảng tính để báo cáo:
Ví dụ:Số liệu cần báo cáo như sau:
Môn Điểm1 Điểm2 Điểm3 Điểm 4 TS từ 1-4  Điểm5 Điểm5 Điểm6 Điểm7 Điểm8 Điểm 9 Điểm10 TS từ 5-10
Toán ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?
TV ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán ? ? ? ?
TV ? ? ? ?
        Tuỳ theo khả năng sử dụng tin học của từng người và mục đích sử dụng: Chỉ dùng báo cáo tại một thời điểm mà người báo cáo không rành lắm về tin học thì ta chỉ cần bật sét tương ứng với thời điểm cần báo cáo và nhập điểm vào (các cột chữ màu đen) các số liệu cần thiết sẽ tự động được máy cung cấp. Số liệu giữa các sét có thể coppy bằng lệnh: ctrl+C, dán bằng lệnh ctrl+V.
             Trường hợp giáo viên đã sử dụng tin học tương đối, và mục đích sử dụng lâu dài có thể chia sẽ bằng các công thức được viết qua vài ví dụ như sau: Các công thức được dùng gồm có: Hàm đếm có điều kiện Countif, hàm sum, hàm if, hàm and, và hàm or.
           Đầu tiên mở bảng tính exel và gõ tên học sinh theo danh sách lớp. ( Họ và chữ lót trên 1 cột, tên ở cột riêng để xếp theo vần a,b,c)( Phần này được mở rộng sau khi đã cài công thức trong phần ví dụ nên không hiển thị trên ví dụ). Sau đó là các cột thông tin như điểm KT môn Toán, xếp Loại, điểm KT đọc TV, điểm KT viết TV, Điểm Trung bình, Xếp Loại. (như sét 2 điểm giưa kì 1)
            Ở cột điểm bài thi là cột để nhập. Cột xếp loại môn toán ta dùng công thức, tương tự cột điểm trung bình chung môn tiếng việt, cột xếp loại và các cột đếm ở phần thống kê đều dùng công thức, cụ thể như sau:
( Mở sét giữa kì I)
          Ví dụ: ở cột D dòng 7 là ô thể hiện xếp loại điểm bài thi môn toán của học sinh Ngô Nhật Đăng ta viết công thức như sau: =if(C7>=9,"Giỏi",If(C7>=7,"Khá",if(c7>=5,"TB",if(C7>=1,"Yếu"," ")))). Nghĩa là nếu học sinh có điểm từ 9 trở lên xép loại giỏi, từ 7 đến dưới 9 xếp loại khá, từ 5 đến dưới 7 xếp loại trung bình, từ 1 đến dưới 5 xếp loại yếu, các trường hợp khác để trống). Để xếp loại các học sinh khác chỉ cần nhấp chuột , giử và kéo chuột đến hết danh sách , công thức sẽ được coppy.
          Ví dụ2: Ở các trường hợp đếm ta dùng hàm countif( vùng cần đếm,"Kí tự đếm") và enter. Ví dụ đếm xem có bao nhiêu học sinh đạt điểm môn toán là 7. Ta đưa con trỏ đếm ô điểm 7 và đặt công thức =countif( C$7:$34,"7") entef. Lưu ý nếu ta dùng địa chỉ tương đối C7:C34 thì khi coppy sang các cột điẻm khác như 8, 9 thì công thức sẽ bị chạy nên không đếm được nên ta phải dùng địa chỉ tuyệt đối $ trước các chỉ số(C$7:C$34)
          Ví dụ3: (Mở sét cuối học kì) Để xếp loại học sinh được khen thưởng dựa chủ yếu trên 4 môn học tính điểm ta có thể cài công thức vào cột khen thưởng cho học sinh Ngô Nhật Đăng rồi cài công thức như sau: IF(Or(C7=" ",I7=" ",G7=" ",K7=" ",and(C7>=9,I7>=8.5,G7>=9,K7>=8.5," Giỏi", if(C7>=7,I7>=6.5,G7>=7,K7>=6.5,"Tiên tiến"," "))).Các học sinh khác coppy công thức.
                Ý nghĩa của các hàm nêu trên: Hàm or là hàm luôn đúng chỉ cần 1 trong các điều kiện đặt ra là đúng. Nếu 1 trong 4 môn điểm số để trống tức là không dự thi 1 trong 4 môn thì sẽ không được xét khen thưởng.Hàm and là hàm luôn sai, chỉ đúng khi tất cả các điều kiện đặt ra đều đúng. Nên học sinh chỉ được xép học sinh giỏi khi cả 4 môn học đều đạt điểm 9 trở lên. Trong công thức có điểm 8.5 tức là Môn TV Và LS-ĐL nếu điểm 8.5 được làm tròn thành 9.Hàm IF là hàm đưa ra điều kiện nếu đúng thì có kết quả 1, nếu điều kiện đưa ra là sai thì có kết quả 2ỏơ đay có 2 hàm If lồng nhau hàm đầu đưa ra các đều kiện để xét khen thưởng , hàm cuối thì để lựa chọn Tức là nếu đủ điều kiện khen thưởng thì xét hoặc là học sinh giỏi hoặc là tiên tiến nếu không thì để trống.
      Trên đây là những kinh nghiệm muốn được chia sẽ cùng đồng nghiệp. Tuy nhiên do trình độ tin học có giới hạn nên cũng qua đây mông ý kiến đóng góp thêm của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.