TRƯỜNG TRUONG MAM NON MY HUNG
 BAN CHỈ ĐẠO PHỔ CẬP GIÁO DỤC 
      SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH 
PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON
CHO TRẺ EM NĂM TUỔI
XÃ Xã Mỹ Hưng
HUYỆN Thanh Oai
TỈNH Hà Nội
NG DN LP DANH SÁCH VÀ SỬ DỤNG 
SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH PHỔ CẬP TR EM 5 TUI
Lập sổ phổ cập nhằm mục đích:
1. Theo dõi số lượng trẻ em ở từng độ tuổi tại địa phương (xã, phường)
2. Theo dõi mức độ huy động trẻ em đi học theo độ tuổi, có biện pháp cụ thể để huy động trẻ em 5 tuổi đến trường của địa phương
3. Là cơ sở để tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ phổ cập qua từng năm học
4. Là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non hàng năm và dài hạn.
I. Thu thập thông tin 
* Ban chỉ đạo phổ cập xã, phường (đơn vị cơ sở) căn cứ vào phiếu điều tra để thu thập thông tin và lập danh sách trẻ em trong độ tuổi từ 
5 tuổi đến độ tuổi 4, 3, 2, 1 và mới sinh trong địa bàn phụ  trách 
 * Lần lượt ghi vào phiếu điều tra danh sách những trẻ em ở độ tuổi 5, 4, 3, 2, 1 tuổi và mới sinh  (cách tính tuổi: lấy năm hiện tại trừ đi 
năm sinh. Ví dụ lập sổ từ năm 2011 thì ghi những em sinh năm 2006 ở độ tuổi 5 tuổi đến năm 2007, 2008, 2009, 2010 cho đến 2011)
* Ghi đầy đủ nội dung của các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6......
* Mỗi hộ đều có số thứ tự đóng khung ở góc phải. 
* Viết xong phải kiểm tra để tránh trùng lập, bỏ sót. 
* Đóng riêng mỗi thôn (hay mỗi đội) thành một tập có ghi rõ: Họ tên người điều tra, người thẩm tra, thời gian điều tra, thẩm tra.
II. Cách ghi vào sổ phổ cập
* Sau khi điều tra đã có bản danh sách đối tượng thuộc địa bàn quản lý với đầy đủ nội dung chính xác thì bắt đầu ghi vào sổ phổ cập.
* Ghi số trẻ em ở độ tuổi 5 tuổi trước, tiếp đến các độ tuổi 4, 3, 2, 1 và 0 (mới sinh). Ghi theo từng thôn (đội) lần lượt hết thôn này 
đến thôn khác để dễ theo dõi theo địa bàn dân cư  (theo thứ tự chữ cái A, B, C)
* Ghi rõ năm sinh vào đầu mỗi trang.
* Hàng năm sau ngày khai giảng, BCĐPC đơn vị cơ sở cần điều tra tiếp và ghi bổ sung số trẻ ở độ tuổi 1 tuổi  (tức là 0 tuổi năm trước) 
và độ tuổi 0 tuổi (mới sinh) năm hiện tại
III. Một số điểm lưu ý‎ quan trọng
a/ Xác định năm học tương ứng với mỗi độ tuổi:
Ví dụ: Danh sách đối tượng sinh năm 2005, khi đối tượng 5 tuổi thì lấy 2005 + 5 = 2010 tức là năm học 2010-2011. 
Từ đó suy ra các năm học tiếp theo.
b/ Ghi quá trình đến trường từ khi trẻ đi nhà trẻ đến hết mẫu giáo 5 tuổi
 - Trẻ học nhóm lớp thuộc năm học nào thì ghi vào năm học ấy các chữ số 0,1,2,3,4,5 theo quy định sau: 
 + Trẻ học nhóm 3-12 tháng ghi số 0;
 + Trẻ học nhóm 12-24 tháng ghi số 1;
 + Trẻ học nhóm 24-36 tháng ghi số 2; 
 + Trẻ học chương trình mẫu giáo 3-4 tuổi ghi số 3; 
 + Trẻ  học chương trình mẫu giáo 4 – 5 tuổi ghi số 4;
 + Trẻ học chương trình mẫu giáo 5 – 6 tuổi ghi số 5.
 -  Năm trước học lớp 5-6 tuổi, năm sau lại học lớp 5-6 tuổi thì ghi tiếp vào sau cột chữ số 5 chứ không ghi học lại hoặc lưu ban.
 -  Nếu trẻ bỏ học thì ghi chữ b.
 -  Nếu trẻ bỏ dở lớp thì ghi chữ bd. Ví dụ: bỏ dở lớp 5 – 6 tuổi thì ghi bd 5, khi ghi lớp, lưu ý ghi lệch về phía bên phải 
 -  Nếu trẻ chưa đi học thì bỏ trống.
c/ Ghi ở cột ghi chú và dòng cuối trang.
Ghi gọn, đầy đủ, những đặc điểm của đối tượng để làm căn cứ tính toán, xét và đánh giá công tác phổ cập. Dòng cuối trang để 
dự phòng khi cột ghi chú hết giấy, khi ghi chú đối tượng nào thì ghi đúng số thứ tự của đối tượng ấy.
IV. Nhiệm vụ quản lý‎ sổ phổ cập
 Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã, phường (đơn vị cơ sở) chịu trách nhiệm lập và quản lý‎ sổ phổ cập