Quảng cáo

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Những hệ lụy từ việc khan hiếm học sinh Tiên tiến

Xuất phát trước hết từ mong muốn sính phần thưởng của cha mẹ học sinh.

Cha mẹ học sinh ở những vùng nông thôn thì có lẽ sẽ đỡ hơn vì công việc mưu sinh vất vả. Lại thêm điều nữa là tất cả đã biết nhau, con nhà ai học giỏi, con nhà ai học bình thường họ đều biết cả.

Vậy nên, tổng kết cuối năm con mình không có giấy khen họ cũng sẽ không buồn. Và nếu giấy khen sang nhầm chỗ những con nhà có tiếng là lem luốc, học kém thì cả làng, cả xóm mới đàm tiếu, cười cợt.

Do vậy, phần thưởng và giấy khen ở nông thôn đỡ bát nháo hơn.

Còn tại các thành phố, cha mẹ học sinh phần nhiều không biết nhau. Đến lớp thì con nhà ai cũng ăn mặc đẹp, sáng láng cả.

Phụ huynh nào cũng kì vọng con em mình học giỏi. Nhiều cha mẹ học sinh còn quan tâm tới cô giáo với mong muốn cô để ý nhiều hơn đến con mình. Nhiều lớp, có đến 3/4 số phụ huynh quan tâm đặc biệt tới cô.

Vậy nên, xét khen thưởng cuối năm cô chịu rất nhiều sức ép. Khen em A thì chẳng lẽ bỏ qua em B?

Em C tuy học kém hơn em B nhưng bố mẹ em “tốt” với cô giáo lắm. Thế là cuối cùng, tốt nhất là cả lớp có giấy khen, học sinh nào cũng từ Tiên tiến trở lên.

Đặc biệt, cấp Tiểu học có quy định mới lại càng dễ cho việc khen thưởng vì không khen chỗ này thì khen chỗ khác. Cô vui, trò vui, cha mẹ học sinh lại hài lòng về cô…

s_d_di_trong_cch_cho_im_ca_gio_vin_500

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Ở các trường tư, giáo viên còn phải chịu áp lực từ BQT nhà trường. Phụ huynh không góp ý với giáo viên mà lên gặp trực tiếp Hiệu trưởng, hiệu phó. Vậy là cô giáo sẽ bị gọi đến phê bình vì lí do như thế sẽ “không thu hút” học sinh.

Nhiều cô giáo phải ghi bài lên bảng để học trò chép vào vở rồi mới chấm. Nếu chấm theo năng lực của trò, chắc cô khó được kí hợp đồng tiếp cho những năm sau vì dạy “không thu hút học sinh”.
    
Trên lớp các con học toàn điểm 9, 10, vậy thì cớ gì cuối năm lại không là học sinh giỏi, xuất sắc. Và câu chuyện một lớp tổng số 40 học sinh thì có tới 36 em học giỏi, xuất sắc đến đây hoàn toàn là có cơ sở.

Hoàn toàn do lương tâm nghề nghiệp!

Thông tư 35 về thi đua khen thưởng của ngành giáo dục cũng không yêu cầu nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc phải có toàn học sinh xuất sắc.

Vậy, do đâu mà một lớp học, một trường học lại có đến 9/10 số học sinh là giỏi, xuất sắc? Tất cả do lòng người. Tất cả tại lương tâm nghề nghiệp.

Khi đạo đức nghề nghiệp đã cạn, người ta cho rằng trường mình, lớp mình có nhiều học sinh xuất sắc là mình dạy giỏi hơn.

Một giáo viên có tự trọng và thực hiện đúng quy định về đạo đức nhà giáo thì phải rơi nước mắt khi nộp danh sách đề nghị khen thưởng 9/10 học sinh xuất sắc. 

Một Hiệu trưởng nếu còn đạo đức nghề nghiệp thì không thể đặt bút kí vào những tấm giấy khen để mai phát ra trắng xóa cả sân trường như vậy.

Việc làm để có đa số học sinh là giỏi, xuất sắc và khan hiếm học sinh Tiên tiến như ở một số nơi là đi ngược lại với đường lối đổi mới của chúng ta và đây cũng là sự suy thoái đạo đức nghề nghiệp.

Mong Bộ giáo dục và đạo tạo sẽ sớm có chấn chỉnh với vấn đề này trong tương lai gần.

Tham khảo: Báo giáo dục VN


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 14:24 18/08/2017
Số lượt xem: 2570
Số lượt thích: 0 người
 
Gửi ý kiến