Quảng cáo

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức thư viện >

Thăm gia đình các cô giáo tử nạn và bị thương trong tai nạn ô tô tại Khánh Hòa ngày 7/6

Sáng 26/6, lúc 8 giờ, đại diện Violet Đà Nẵng cùng thầy Đỗ Mạnh Hà - đại diện Ban quản trị Violet, thay mặt cho cộng đồng Violet cả nước, tập họp tại Sở GD- ĐT Đà Nẵng đến thăm và gửi số tiền 23.000.000 đồng do cộng đồng giáo viên Violet toàn quốc ủng hộ tới các nạn nhân trong vụ tai nạn đau lòng tại Khánh Hòa ngày 07/6/2013.

Xin thay mặt Ban Quản Trị Violet, thay mặt cộng đồng Violet toàn quốc gửi lời cám ơn sâu sắc tới Sở GD - ĐT Đà Nẵng đã tạo điều kiện và hỗ trợ hết sức cho chương trình kết nối yêu thương của cộng đồng Violet tới gia đình các nạn nhân xấu số, những người giáo viên đồng nghiệp đã không còn vương bụi phấn.

Xin chân thành cám ơn cô Trần Thị Anh Thi, Cô Tôn Nữ Bích Vân và CLB Violet Đà Nẵng đã tổ chức chương trình này, giữ ngọn lửa ấm cho mái nhà Violet.

Và xin một lần nữa cám ơn những lời động viên, chia sẻ, và những tấm lòng yêu thương của cộng đồng Violet từ khắp mọi miền Tổ quốc gửi tới miền Trung ruột thịt. Câu ca dao đâu đây vẫn còn văng vẳng:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Xin cầu chúc cho gia đình các giáo viên gặp nạn sức khỏe và bình an để vượt qua nỗi đau mất mát to lớn này.

Chi tiết về chương trình, mời các quý thầy cô đọc thêm trong bài viết dưới đây của cô Tôn Nữ Bích Vân sau chuyến đi.

---------------------------------

Sáng 26/6, lúc 8 giờ, chúng tôi đại diện Violet Đà Nẵng cùng thầy Đỗ Mạnh Hà-đại diện BQT Violet, thay mặt cho cộng đồng Violet trong cả nước, tập họp tại Sở GD- ĐT Đà Nẵng (Sở GD-ĐT điều xe cho chúng tôi đi). Đến Sở, chúng tôi rất vui khi có cô Nguyễn Thị Tuyền, đại diện Phòng GD- ĐT Hòa Vang cũng đi với đoàn - người sâu sát nhất về tình hình các thầy cô giáo tử nạn và bị thương trong chuyến xe định mệnh ngày 7/6. Cô Tuyền cho rằng các thầy cô giáo tử nạn đã được cơ quan, doanh nghiệp cả nước quan tâm thăm hỏi rồi, còn các thầy cô bị thương nặng còn phải điều trị lâu dài và tốn kém, rất cần hỗ trợ.

Cả đoàn hội ý và thống nhất như sau: gia đình 3 cô giáo tử nạn mỗi  gia đình 4.000.000VNĐ, cô Hoài Bắc đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng 4.000.000VNĐ, thầy Bảy  đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và vợ thầy đang điều trị  ở Bệnh viện Khánh Hòa  7.000.000 VNĐ, như thế là tròn 23.000.000 VNĐ nhận được từ tấm lòng sẻ chia của cộng đồng Violet

Trước tiên, chúng tôi đến thăm gia đình Cô Nguyễn Thị Minh tại (xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Đúng ngay dịp gia đình làm 21 ngày cho cô Minh. Chồng cô đang ở Khánh Hòa, đến nơi xảy ra tai nạn để cầu hồn cho cô chóng siêu thoát ngày mai mới về.

Sau khi thắp hương cầu mong cô sớm an vui chốn vĩnh hằng, chúng tôi  chia sẻ nỗi đau mất mát cùng người nhà và trao món quà tình nghĩa của Violet cả nước đến gia đình cho con gái cô Minh và ông nội nhận (4.000.000 VNĐ).

Rồi chúng tôi rời Điện Thắng đến Miếu Bông (xã Hòa Phước) thăm nhà cô Nguyễn Thị Mai trong con hẻm nhỏ, cách trường Tiểu học số 2 Hòa Phước chừng 1km. Băng qua nhà cha mẹ chồng của cô, chúng tôi đến góc sân sau, nơi cha mẹ cắt ra một góc vườn để vợ chồng cô cất ngôi nhà nhỏ.

Chúng tôi gặp hai bà mẹ đang nghẹn ngào vì thương nhớ con

Cô Mai ra đi để lại con gái nhỏ 4 tuổi. Đây là tấm hình cô và con gái

Cô giáo Mai ra đi, bỏ lại con nhỏ mới 4 tuổi

Chúng tôi thắp hương, hỏi thăm và trao món quà tình nghĩa của Violet cả nước đến mẹ cô Mai (4.000.000 VNĐ)

  Rời nhà cô Mai, chúng tôi đến nhà cô Phạm Thị Thủy ở khu chung cư A32 (Phước  Tường, quận Cẩm Lệ), chúng tôi lặng người khi nhìn di ảnh hai mẹ con cô

 Di ảnh cô Phạm Thị Thủy (34 tuổi) cùng con trai Ma Trung Kiên (10 tuổi)

Thắp nén nhang thơm, cầu mong hai mẹ con cô sớm vãng sanh chốn cực lạc

Bé gái Ma Hoa Thủy Tiên vừa được 25 tháng tuổi, trên tay bà nội, đưa mắt nhìn khách, có lẽ cháu chưa hiểu nỗi mất mát lớn lao này

Bà ơi xin giữ gìn sức khỏe và nén đau thương để còn chăm lo cho cháu gái bé bỏng

Sau khi chồng cô Thủy mời đoàn uống nước chè xanh, chúng tôi trao món quà tình nghĩa của Violet cả nước đến gia đình cô Phạm Thị Thủy (4.000.000 VNĐ)

Chào gia đình, chúng tôi lên xe, chồng cô Thủy và bà vẫn ẵm cháu vẫn dõi theo đoàn

Đến bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, chúng tôi đến thăm cô Hoài Bắc. Cô bị thương ở đầu, may 10 mũi, đã 21 ngày mà con mắt phải vẫn còn đỏ au, một phần gan bị dập và thương tổn gan, đang còn tê liệt nửa người, ổn định vết thương xong sẽ phải vật lí trị liệu để đi lại được. Chúng tôi hỏi thăm và trao món quà tình nghĩa của Violet cả nước đến cô Hoài Bắc (4.000.000 VNĐ)

Chóng khỏe để trở về bục giảng vào năm học mới cô nhé!

Cô ơi, cố lên, học sinh Hòa Phước chờ cô!

Sang thăm thầy Bảy, đúng lúc đang làm thuốc nên không được vào thăm, chúng tôi ngồi đợi để thăm thầy.

Thầy Bảy vẫn còn chấn thương, vợ thầy là cô Thủy. Cô Thủy bị chấn thương sọ não, gãy xương đùi và 3 xương sườn, vẫn còn nằm ở bệnh viện Khánh Hòa, cô lại bị máu không đông nên rất khó khăn trong việc điều trị. Vợ chồng cô mỗi người một bệnh viện nên rất  khó khăn cho người nhà trong việc chăm sóc.

Chúng tôi trao món quà tình nghĩa của Violet cả nước đến vợ chồng thầy Bảy, cô Thủy (7.000.000 VNĐ)

Chúng tôi xin cám ơn tất cả tấm lòng sẻ chia của cộng đồng Violet. Xin cám ơn Sở GD-ĐT  Đà Nẵng đã giúp phương tiện cho chúng tôi hoàn thành thuận lợi chuyến đi này.

--------------

Tin tức từ cô Tôn Nữ Bích Vân


Nhắn tin cho tác giả
Thư Viện Trực Tuyến Violet @ 10:06 28/06/2013
Số lượt xem: 32617
Số lượt thích: 0 người
Avatar

Một tấm lòng trong vạn tấm lòng!

Avatar

Có thể nói được xem những hình ảnh mà cô Bích Vân và các thầy cô của CLB Violet Đà Nẵng cùng với thầy Đỗ Mạnh Hà, đại diện BQT đã thay mặt cho cộng đồng Violet trên toàn quốc đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ những mất mát đau thương với gia đình và các thầy cô giáo bị nạn rất xúc động. Thay mặt cho CLB Violet Hải Phòng xin được gửi lời hỏi thăm ân cần đến gia đình của tất cả các thầy cô giáo trong chuyến xe không may mắn này.
Hoàng Mạnh Hùng - CLB Violet Hải Phòng

Avatar

cảm ơn Violet..!!

 

No_avatar

chia sẻ nỗi đau với mọi người cũng là đang làm việc thiện.....cảm ơn violet

 

 

ao so mi nam/ ao so mi nu/ ao thun nam/ ao thun nu/ quan jean nam/ quan jean nu

Avatar

Cảm ơn Violet nhiều. Xin chúc các cô giáo không may mắn trên chuyến xe định mệnh yên tâm an nghỉ ở thế giới vĩnh hằng.

No_avatar

xin gửi lời chia buồn với gia đình 

No_avatar

                    Th­ göi bé tr­ëng bé gi¸o dôc

KÝnh th­a ngµi bé tr­ëng bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o .

    T«i lµ mét gi¸o viªn trong nghµnh gi¸o dôc thuéc së gi¸o dôc Thanh Ho¸ . T«i muèn viÕt lµ th­ nµy göi ®Õn ngµi víi hÕt mäi t©m t­ cña mét ng­êi gi¸o viªn , t«i nghÜ l¸ th­ nµy còng thÓ hiÖn nçi lßng cña c¶ céng ®ång gi¸o viªn cña nghµnh gi¸o dôc ViÖt Nam. T«i chØ lµ mét gi¸o viªn nhá bÐ chØ mong th«ng qua m¹ng x· héi ®Ó l¸ th­ nµy ®Õn víi ngµi.

     Th­a ngµi bé tr­ëng , trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y nghµnh gi¸o dôc chóng ta ®· cã nhiÒu cè g¾ng ®Ó chuyÓn m×nh , thÝch nghi víi yªu cÇu cña x· héi . Nghµnh gi¸o dôc ®­îc sù quan t©m dâi theo cña c¶ céng ®ång x· héi , gi¸o viªn ngµy cµng ®­îc t«n vinh. C¶ n­íc x©y dùng mét x· héi häc tËp. TÊt c¶ ®Òu mong muèn nghµnh gi¸o dôc sÏ ®¸p øng ®­îc x· héi , c¬ së vËt chÊt ®­îc x©y dùng , c¸c dù ¸n gi¸o dôc trong vµ ngoµi n­íc ®­îc thùc nghiÖm ®Ó t×m ra con ®­êng ®i tèt nhÊt cho nghµnh gi¸o dôc. B¶n th©n gi¸o viªn chóng t«i còng v« cïng nç lùc ®Ó kh¼ng ®Þnh b¶n th©n vµ gãp phÇn x©y dùng mét hÖ thèng gi¸o dôc v÷ng m¹nh. Chóng t«i còng mong muèn l¾m nh÷ng häc trß cña m×nh sÏ thµnh ®¹t lµm r¹ng danh non s«ng ®Êt n­íc , ®Ó ®Êt n­íc ViÖt Nam cña chóng ta nghÈng cao ®Çu s¸nh vai víi c­êng quèc n¨m ch©u , ®Ó con ng­êi ViÖt Nam cã thÓ lµm chñ m¶nh ®Êt cña m×nh, ®Ó kh«ng cßn ph¶i cµy l­ng lµm thuª cho c¸c doanh nghiÖp n­íc ngoµi víi gi¸ c«ng bÌo bät; ®Ó ng­êi ViÖt Nam kh«ng ph¶i ®ua nhau ®i xuÊt khÈu lao ®éng ; ®Ó nh÷ng c« g¸i ViÖt Nam kh«ng ph¶i chÞu c¶nh tuyÓn vî phò phµng cña nh÷ng ng­êi ngo¹i quèc; ®Ó n«ng d©n ViÖt Nam tho¸t khái c¸i ®ãi nghÌo c¬ cùc bÇn hµn……Ng­êi ta nãi “ Sinh nghÒ tö nghiÖp “ Khi ®· mang c¸i nghiÖp vµo th©n ai còng nÆng lßng tr¨n trë.¢y vËy mµ trong thêi gian gÇn ®©y gi¸o viªn ®ang hÕt søc hoang mang vµ thÊt väng ghª gím; ®i ®©u n¬i nµo hä còng thÊy x«n xao bÊt an hái th¨m nhau vÒ ®Ò ¸n gi¶i quyÕt d«i d­ gi¸o viªn ë c¸c cÊp häc. Nh­ chóng ta ®· biÕt trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y viÖc kh«ng xin ®­îc viÖc lµm vµ d­ thõa lao ®éng ®ang lµ vÊn ®Ò nhøc nhèi. RÊt nhiÒu ng­êi ®­îc ®µo t¹o c«ng viÖc xong kh«ng t×m ®­îc viÖc lµm ; hä ph¶i cÇm cù ®Ó mong ngµy ®i lµm. §èi víi nghµnh s­ ph¹m còng kh«ng ngo¹i lÖ , cã khi cßn trÇm träng h¬n.VËy bè mÑ hä ®æ bao nhiªu må h«i n­íc m¾t nu«i d¹y con c¸i ®Ó ®i lµm c«ng nh©n may vµ phô hå ­? Cã ng­êi ®· nãi rÊt chua ch¸t “viÖc ®i s­ ph¹m còng nh­ viÖc s¶n xuÊt thuèc l¸, ®· khuyÕn c¸o lµ cã thÓ g©y ung th­ phæi; anh hót anh cø hót . tù anh chÞu” . Th¹t cay ®¾ng vµ chua xãt. Häc sinh cña t«i ®µ tõng nãi víi t«i : “ C« ¬i! Chóng em häc ®Ó lam g× ? Ra tr­êng cã xin ®­îc viÖc ®©u. ë chç em cã mÊy anh ®i häc råi còng vÒ ®i lµm thuª. Chóng em thµ häc xong líp 9 råi ®i lµm thuª cßn h¬n” T«i ®· rÊt ®au lßng vµ chÝnh bè mÑ c¸c em khi chóng t«i ®Õn ®Ó vËn ®éng c¸c em ®i häc còng ®· nãi : “ T«i cho nã ®i lµm råi. Cã häc ®­îc c¸i b»ng líp 12 ®Ó lµm g×.? Tèn tiÒn”  B¶n th©n chóng t«i còng ®au ®ín l¾m.

      VËy mµ chóng t«i khi b­íc vµo nghµnh gi¸o dôc t­ëng ®­îc yªn t©m c«ng t¸c vËy mµ còng kh«ng ®­îc , lóc nµo còng lo viÖc d­ thõa gi¸o viªn . Kh«ng biÕt t¹i sao nghµnh gi¸o dôc vµ c¸c ngµnh kh¸c kh«ng cã quy ho¹ch ®Ó ®µo t¹o mµ ®µo t¹o å ¹t ; gi¸o viªn ®· d­ thõa mµ c¸c tr­êng vÉn ®µo t¹o nhiÒu vµ vÉn nhËn míi c¸c gi¸o viªn . T¹i sao l¹i kh«ng cã kÕ ho¹ch n¨m nµo còng thõa mµ n¨m sau cßn thõa h¬n n¨m tr­íc. Vµ cuèi cïng chÝnh b¶n th©n gi¸o viªn l¹i ph¶i ®i høng chÞu tr¸ch nhiÖm . Chóng t«i kh«ng cã lçi . T¹i sao l¹i cã thÓ cã mét ®Ò ¸n ngí ngÈn cho gi¸o viªn v¨n to¸n xuèng d¹y cÊp mét cßn gi¸o viªn m«n kh¸c xuèng lµm c« nu«i ë mÇm non. MÆc dï c¸c chÕ ®é kh«ng thay ®æi nh­ng céng ®ång gi¸o viªn chóng t«i thÊy bÞ xóc ph¹m ghª gím.NghÒ gi¸o viªn lµ mét trong nh÷ng nghÒ cao quý. Trªn mäi nÎo ®­êng ®Òu cã nh÷ng ng­êi thÇy ng­êi c« hÕt lßng v× häc sinh. Ngµy x­a khi khã kh¨n gi¸o viªn ®· ph¶i gång m×nh lªn ®i ®Õn mäi nÎo ®­êng mang c¸i ch÷ cho c¸c em . Chóng t«i ®· hi sinh rÊt nhiÒu nh­ng ®Õn ngµy h«m nay chóng t«i kh«ng thÓ chia khã cho nghµnh ®Ó gi¶i quyÕt hËu qu¶ cña viÖc quy ho¹ch kh«ng tèt. Chóng t«i ®· rÊt s«c khi nghe ®Ò ¸n nµy. Qu¸ phi lÝ

Thø nhÊt , chóng t«i kh«ng ®­îc ®µo t¹o ®Ó lµm nh÷ng c«ng viÖc ®Êy.

Thø 2 , ®ã lµ b¶n ng· cña ng­êi gi¸o viªn . Cã ng­êi ®· tù an ñi  : “ Th«i th× ®i ®©u cø b¸m lÊy ®ång l­¬ng nhµ n­íc mµ sèng .” Nh­ng xÐt ®i xÐt l¹i kh«ng thÓ. Chóng t«i lµ nh÷ng ng­êi thÇy , chóng t«i cã lßng tù t«n .Ngµy ngµy chóng t«i miÖt mµi d¹y c¸c em , tr¨n trë  víi nh÷ng lo toan chÊt l­îng ; phÊn ®Êu hÕt m×nh ®Ó cã nh÷ng häc sinh giái huyÖn , giái tØnh; phÊn ®Êu m×nh thµnh gi¸o viªn giái nh­ng ®· bÞ nghµnh gi¸o dôc déi cho g¸o n­íc l¹nh vµo ®Çu. Gi¸o viªn to¸n v¨n thuyªn chuyÓn cßn ®­îc d¹y v¨n to¸n cÊp 1 nh­ng nh÷ng gi¸o viªn kh¸c xuèng lµm c« nu«i . NhiÒu ng­êi nãi ®ã lµ xØ nhôc . VËy th× cè g¾ng phÊn ®Êu ®Ó lµm g× ; gi¸o viªn gái huyÖn tØnh ®Ó lµm g×; cã häc sinh giái ®Ó lµm g× ?

 Cuèi cïng còng xuèng lµm c« nu«i . Ch¼ng viÖc g× ph¶i cè g¾ng.Trong ®Ò ¸n ­u tiªn nh÷ng ng­êi cã th©m niªn cßn nh÷ng ng­êi trÎ cã giái mÊy còng chØ thÕ . V©y lµ bé m¸y gi¸o dôc giµ nua vµ xéc xÖch ; Cßn ®©u tuæi trÎ nhiÖt huyÕt vµ cè g¾ng. vËy th× nghµnh gi¸o dôc sÏ ®i vÒ ®©u ? c©u nãi “ HiÒn tµi lµ nguyªn khÝ quèc gia” b©y giê ph¶i thµnh “ Ng­êi giµ lµ nguyªn khÝ quèc gia “ mÊt råi. §ång ý nh÷ng ng­êi cã th©m niªn ®· ®ãng gãp rÊt nhiÒu; hä ®· tõng khã kh¨n nhiÒu nh­ng ®ã kh«ng ph¶i ®ã  lµ c¸ch bï ®¾p cho hä . Nh­ vËy lµ c¶m tÝnh. Tiªu chÝ ­u tiªn ®Ò ¸n ®­a ra lµ th©m niªn nh­ng ch¼ng cã tiªu chÝ nµo dµnh cho nh÷ng ng­êi cã chuyªn m«n tèt , vËy th× ngµnh gi¸o dôc qu¸ phiÕn diÖn. Nh÷ng ng­êi ®· phÊn ®Êu sÏ ch¼ng cßn miÖt mµi bµi vë; th«i th× “ Tèi ngµy ®Çy c«ng “ ®i lµm h­ëng l­¬ng v× c¸i ¸n treo l¬ löng trªn ®Çu hä ; cã giái ch¼ng ®­îc gÞ, cã h¬i kÐm còng ch¼ng sao v× cã tiªu chÝ nµo nãi ®Õn chuyªn m«n ra sao ®©u. V©y th× qu¸ nguy hiÓm.

Thø 3, khi gi¸o viªn b¾t buéc ph¶i chuyÓn c«ng t¸c kh«ng mong muèn cßn ¶nh h­ëng ®Õn ®êi sèng tinh thÇn. Nh÷ng ng­êi hiÓu biÕt th× kh«ng sao nh­ng céng ®ång sÏ nh×n hä vµ nghÜ nh­ thÕ nµo . Hä kh«ng hiÓu t¹i sao mét gi¸o viªn dang d¹y tèt nh­ thÕ l¹i ph¶i vÒ ®i nÊu ¨n cho mÉu gi¸o. Hä sÏ nghÜ gi¸o viªn nµy bÞ kØ luËt hoÆc d¹y dç ch¼ng ra sao ? Trong khi hä lµ gi¸o viªn cã chuyªn m«n tèt. Con c¸i cña nh÷ng gi¸o viªn nµy sÏ nghÜ g× khi bÞ b¹n bÌ trªu chäc. §Ò ¸n ®· nghÜ ®Õn tÝnh nh©n v¨n nµy ch­a?

NÕu chi tr¶ cho gi¸o viªn xuèng mÇm non nÊu ¨n b»ng cho gi¸o viªn sao kh«ng thuª ng­êi kh¸c cho ®ì nguån kinh phÝ!

Vµ khi ®· quyÕt ®Þnh råi sÏ cã gi¸o viªn ch¼ng quay l¹i n¬i d¹y ban ®Çu ; vµ nh÷ng gi¸o viªn tõ bá nghµnh nghÒ? SÏ cã sù kh«ng c«ng b»ng khi xÐt duyÖt . Hay ®©y lµ c¸i cí cña ngµnh gi¸o  dôc ®Ó gi¸o viªn ch¸n n¶n bá bít nghÒ.

Vµ cßn nhiÒu vÊn ®Ò n÷a.

T«i nghe nãi ë NhËt , ngµy khai tr­êng lµ ngµy lÔ cña toµn x· héi . Ng­êi lín nghØ viÖc ®Ó ®­a trÎ con ®Õn tr­êng, ®­êng phè ®­îc dän quang ®·ng vµ trang trÝ vui t­¬i. TÊt c¶ quan chøc nhµ n­íc vµo buæi s¸ng ngµy khai tr­êng ®Òu chia nhau ®Õn dù lÔ khai gi¶ng ë kh¾p c¸c tr­êng lín nhá. B»ng hµnh ®éng ®ã , hä muèn cam kÕt r»ng, kh«ng cã ­u tiªn nµo lín h¬n ­u tiªn gi¸o dôc thÕ hÖ trÎ cho t­¬ng lai . C¸c quan chøc kh«ng chØ ngåi trªn hµng ghÕ danh dù mµ nh©n dÞp nµy cßn xem xÐt ng«i tr­êng, gÆp gì ban gi¸m hiÖu thÇy c« vµ phô huynh ®Ó ®iÒu chØnh kÞp thêi nh÷ng chÝnh s¸ch vÒ gi¸o dôc .Ai còng biÕt r»ng mçi sai lÇm trong  gi¸o dôc sÏ ¶nh h­ëng ®Õn c¶ mét thÕ hÖ mai sau vµ sai lÇm mét li cã thÓ ®­a thÕ hÖ Êy ®i chÖch c¶ hµng dÆm sau nµy.

 §©y lµ nh÷ng ®iÒu mµ mét ng­êi gi¸o viªn nh­ t«i tr¨n trë; t«i kh«ng thÓ hi väng m×nh cã thÓ thay ®æi ®iÒu g× . Xin  ngµi h·y xem xÐt vµ t«i tin sÏ cã nh÷ng c¶i c¸ch s¸ng suèt nhÊt cho nghµnh gi¸o dôc. KÝnh mong

 

 

 

 

No_avatar

                    Thư gửi bộ trưởng bộ giáo dục

Kính thưa ngài bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo .

    Tôi là một giáo viên trong nghành giáo dục thuộc sở giáo dục Thanh Hoá . Tôi muốn viết là thư này gửi đến ngài với hết mọi tâm tư của một người giáo viên , tôi nghĩ lá thư này cũng thể hiện nỗi lòng của cả cộng đồng giáo viên của nghành giáo dục Việt Nam. Tôi chỉ là một giáo viên nhỏ bé chỉ mong thông qua mạng xã hội để lá thư này đến với ngài.

     Thưa ngài bộ trưởng , trong những năm gần đây nghành giáo dục chúng ta đã có nhiều cố gắng để chuyển mình , thích nghi với yêu cầu của xã hội . Nghành giáo dục được sự quan tâm dõi theo của cả cộng đồng xã hội , giáo viên ngày càng được tôn vinh. Cả nước xây dựng một xã hội học tập. Tất cả đều mong muốn nghành giáo dục sẽ đáp ứng được xã hội , cơ sở vật chất được xây dựng , các dự án giáo dục trong và ngoài nước được thực nghiệm để tìm ra con đường đi tốt nhất cho nghành giáo dục. Bản thân giáo viên chúng tôi cũng vô cùng nỗ lực để khẳng định bản thân và góp phần xây dựng một hệ thống giáo dục vững mạnh. Chúng tôi cũng mong muốn lắm những học trò của mình sẽ thành đạt làm rạng danh non sông đất nước , để đất nước Việt Nam của chúng ta nghẩng cao đầu sánh vai với cường quốc năm châu , để con người Việt Nam có thể làm chủ mảnh đất của mình, để không còn phải cày lưng làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài với giá công bèo bọt; để người Việt Nam không phải đua nhau đi xuất khẩu lao động ; để những cô gái Việt Nam không phải chịu cảnh tuyển vợ phũ phàng của những người ngoại quốc; để nông dân Việt Nam thoát khỏi cái đói nghèo cơ cực bần hàn……Người ta nói “ Sinh nghề tử nghiệp “ Khi đã mang cái nghiệp vào thân ai cũng nặng lòng trăn trở.Ây vậy mà trong thời gian gần đây giáo viên đang hết sức hoang mang và thất vọng ghê gớm; đi đâu nơi nào họ cũng thấy xôn xao bất an hỏi thăm nhau về đề án giải quyết dôi dư giáo viên ở các cấp học. Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây việc không xin được việc làm và dư thừa lao động đang là vấn đề nhức nhối. Rất nhiều người được đào tạo công việc xong không tìm được việc làm ; họ phải cầm cự để mong ngày đi làm. Đối với nghành sư phạm cũng không ngoại lệ , có khi còn trầm trọng hơn.Vậy bố mẹ họ đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt nuôi dạy con cái để đi làm công nhân may và phụ hồ ư? Có người đã nói rất chua chát “việc đi sư phạm cũng như việc sản xuất thuốc lá, đã khuyến cáo là có thể gây ung thư phổi; anh hút anh cứ hút . tự anh chịu” . Thạt cay đắng và chua xót. Học sinh của tôi đà từng nói với tôi : “ Cô ơi! Chúng em học để lam gì ? Ra trường có xin được việc đâu. ở chỗ em có mấy anh đi học rồi cũng về đi làm thuê. Chúng em thà học xong lớp 9 rồi đi làm thuê còn hơn” Tôi đã rất đau lòng và chính bố mẹ các em khi chúng tôi đến để vận động các em đi học cũng đã nói : “ Tôi cho nó đi làm rồi. Có học được cái bằng lớp 12 để làm gì.? Tốn tiền”  Bản thân chúng tôi cũng đau đớn lắm.

      Vậy mà chúng tôi khi bước vào nghành giáo dục tưởng được yên tâm công tác vậy mà cũng không được , lúc nào cũng lo việc dư thừa giáo viên . Không biết tại sao nghành giáo dục và các ngành khác không có quy hoạch để đào tạo mà đào tạo ồ ạt ; giáo viên đã dư thừa mà các trường vẫn đào tạo nhiều và vẫn nhận mới các giáo viên . Tại sao lại không có kế hoạch năm nào cũng thừa mà năm sau còn thừa hơn năm trước. Và cuối cùng chính bản thân giáo viên lại phải đi hứng chịu trách nhiệm . Chúng tôi không có lỗi . Tại sao lại có thể có một đề án ngớ ngẩn cho giáo viên văn toán xuống dạy cấp một còn giáo viên môn khác xuống làm cô nuôi ở mầm non. Mặc dù các chế độ không thay đổi nhưng cộng đồng giáo viên chúng tôi thấy bị xúc phạm ghê gớm.Nghề giáo viên là một trong những nghề cao quý. Trên mọi nẻo đường đều có những người thầy người cô hết lòng vì học sinh. Ngày xưa khi khó khăn giáo viên đã phải gồng mình lên đi đến mọi nẻo đường mang cái chữ cho các em . Chúng tôi đã hi sinh rất nhiều nhưng đến ngày hôm nay chúng tôi không thể chia khó cho nghành để giải quyết hậu quả của việc quy hoạch không tốt. Chúng tôi đã rất sôc khi nghe đề án này. Quá phi lí

Thứ nhất , chúng tôi không được đào tạo để làm những công việc đấy.

Thứ 2 , đó là bản ngã của người giáo viên . Có người đã tự an ủi  : “ Thôi thì đi đâu cứ bám lấy đồng lương nhà nước mà sống .” Nhưng xét đi xét lại không thể. Chúng tôi là những người thầy , chúng tôi có lòng tự tôn .Ngày ngày chúng tôi miệt mài dạy các em , trăn trở  với những lo toan chất lượng ; phấn đấu hết mình để có những học sinh giỏi huyện , giỏi tỉnh; phấn đấu mình thành giáo viên giỏi nhưng đã bị nghành giáo dục dội cho gáo nước lạnh vào đầu. Giáo viên toán văn thuyên chuyển còn được dạy văn toán cấp 1 nhưng những giáo viên khác xuống làm cô nuôi . Nhiều người nói đó là xỉ nhục . Vậy thì cố gắng phấn đấu để làm gì ; giáo viên gỏi huyện tỉnh để làm gì; có học sinh giỏi để làm gì ?

 Cuối cùng cũng xuống làm cô nuôi . Chẳng việc gì phải cố gắng.Trong đề án ưu tiên những người có thâm niên còn những người trẻ có giỏi mấy cũng chỉ thế . Vây là bộ máy giáo dục già nua và xộc xệch ; Còn đâu tuổi trẻ nhiệt huyết và cố gắng. vậy thì nghành giáo dục sẽ đi về đâu ? câu nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” bây giờ phải thành “ Người già là nguyên khí quốc gia “ mất rồi. Đồng ý những người có thâm niên đã đóng góp rất nhiều; họ đã từng khó khăn nhiều nhưng đó không phải đó  là cách bù đắp cho họ . Như vậy là cảm tính. Tiêu chí ưu tiên đề án đưa ra là thâm niên nhưng chẳng có tiêu chí nào dành cho những người có chuyên môn tốt , vậy thì ngành giáo dục quá phiến diện. Những người đã phấn đấu sẽ chẳng còn miệt mài bài vở; thôi thì “ Tối ngày đầy công “ đi làm hưởng lương vì cái án treo lơ lửng trên đầu họ ; có giỏi chẳng được gị, có hơi kém cũng chẳng sao vì có tiêu chí nào nói đến chuyên môn ra sao đâu. Vây thì quá nguy hiểm.

Thứ 3, khi giáo viên bắt buộc phải chuyển công tác không mong muốn còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. Những người hiểu biết thì không sao nhưng cộng đồng sẽ nhìn họ và nghĩ như thế nào . Họ không hiểu tại sao một giáo viên dang dạy tốt như thế lại phải về đi nấu ăn cho mẫu giáo. Họ sẽ nghĩ giáo viên này bị kỉ luật hoặc dạy dỗ chẳng ra sao ? Trong khi họ là giáo viên có chuyên môn tốt. Con cái của những giáo viên này sẽ nghĩ gì khi bị bạn bè trêu chọc. Đề án đã nghĩ đến tính nhân văn này chưa?

Nếu chi trả cho giáo viên xuống mầm non nấu ăn bằng cho giáo viên sao không thuê người khác cho đỡ nguồn kinh phí!

Và khi đã quyết định rồi sẽ có giáo viên chẳng quay lại nơi dạy ban đầu ; và những giáo viên từ bỏ nghành nghề? Sẽ có sự không công bằng khi xét duyệt . Hay đây là cái cớ của ngành giáo  dục để giáo viên chán nản bỏ bớt nghề.

Và còn nhiều vấn đề nữa.

Tôi nghe nói ở Nhật , ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội . Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí vui tươi. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ. Bằng hành động đó , họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai . Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ ban giám hiệu thầy cô và phụ huynh để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục .Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong  giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

 Đây là những điều mà một người giáo viên như tôi trăn trở; tôi không thể hi vọng mình có thể thay đổi điều gì . Xin  ngài hãy xem xét và tôi tin sẽ có những cải cách sáng suốt nhất cho nghành giáo dục. Kính mong

 

 

 

 

 

Avatar

Cảm ơn Violet nhé!

 

No_avatar

xin chia sẻ cũng gia đình

 
Gửi ý kiến