Quảng cáo

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Câu chuyện “tụt dốc” của ngành Sư phạm.

“Hiền lành”, “lù khù”, “ ngơ ngơ”… thì nên vào Sư phạm ư? Hoàn toàn sai lầm!

giao-duc-mam-non_kptg_iaew_500_01

Đúng là ngành giáo có vẻ an nhàn hơn nhiều ngành nghề đòi hỏi sự năng động trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Nhưng công việc giảng dạy và giáo dục học sinh muôn vàn áp lực vô hình buộc người thầy phải vận động không ngừng để bắt kịp với sự đổi mới của chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, công nghệ thông tin…

Nếu cách đây khoảng hai thập kỷ, thi vào sư phạm là cuộc chiến gian nan của học sinh giỏi thì giờ đây, học hành kiểu “tầm tầm bậc trung” đã có “vé” vào cổng trường. Thậm chí là mức yếu, kém cũng được nhiều trường cao đẳng “vớt” vì … thiếu chỉ tiêu!

Một người bạn của tôi dạy môn Tin học ở trường cấp 3 khi hướng dẫn sinh viên thực tập soạn giảng đã nghe lời “thú nhận” tội nghiệp: “Bài này em chưa hiểu làm sao dạy học trò?”. Thế là cô giáo cấp 3 đành phải dạy lại kiến thức bộ môn cho sinh viên trước khi lên lớp tập giảng.

Dẫu biết không thể đòi hỏi người thầy phải là một nhà bác học uyên thâm nhưng ít nhất người thầy phải có một nền tảng kiến thức vững vàng mới có thể ứng biến với những phản biện của lớp trẻ. Đừng lên lớp sai kiến thức hay “đứng hình” trước những câu hỏi đơn giản trong phạm vi môn học, vì lúc ấy niềm tin của người học sẽ lung lay!

Bên cạnh năng lực, nghề giáo cần hơn hết những người thật sự yêu nghề, có tâm huyết dạy dỗ thế hệ trẻ và tràn đầy đam mê nghề nghiệp. Nếu thiếu ngọn lửa đam mê thì sẽ nhanh chóng đầu hàng và lùi bước.

Hãy tưởng tượng bạn được phân công vào một lớp có dăm bảy học sinh quậy phá, lười học. Trên thì ban giám hiệu liên tục nhắc nhở chấn chỉnh tình hình lớp, đồng nghiệp phàn nàn về nề nếp học tập, dưới thì học sinh “bỏ ngoài tai” mọi lời khuyên răn, uốn nắn của giáo viên. Lúc ấy, bạn sẽ bỏ cuộc và buông xuôi, mặc kệ ư? Chỉ có người thầy với cái tâm yêu nghề, yêu người mới có thể kiên trì theo đuổi, tìm giải pháp cảm hóa học sinh.

Hãy tưởng tượng học sinh lớp bạn chủ nhiệm bỗng dưng bỏ học. Người vô tâm sẽ nhanh chóng báo cáo việc bỏ học và chẳng bận tâm tương lai của một đứa trẻ.

Người ta thường ngợi ca hai nghề cao quý được gọi là thầy, đó là thầy thuốc và thầy giáo. Một thầy chữa bệnh cứu người, một thầy gieo kiến thức rèn tâm hồn. Thầy thuốc kém thì vài bệnh nhân nguy khốn, nhưng thầy giáo kém thì đánh đổi sự đi xuống của vài thế hệ. Chính vì vậy, nếu không có năng lực, không có lòng đam mê, xin đừng chọn sư phạm!

Và xin đừng mỉa mai nghề giáo chỉ dành cho kẻ “ngơ ngơ”…

Nguồn tham khảo Báo Dân trí


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 16:32 22/08/2017
Số lượt xem: 2871
Số lượt thích: 0 người
 
Gửi ý kiến