Quảng cáo

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

"Nghề tay trái của tôi là... bán cá"

Đó là câu nói vừa vui vừa đắng của thầy giáo Nguyễn Duy Khánh (giáo viên Trường THPT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang).

Thầy Khánh chia sẻ, "nhờ bán cá mà cuộc sống gia đình tôi - cả hai vợ chồng đều là giáo viên và hai con nhỏ - dễ thở hơn rất nhiều". Mặc dù có 14 năm thâm niên trong nghề giáo, nhưng quả thật đồng lương không đủ để hai vợ chồng thầy trang trải và nuôi dạy các con, nếu không có nghề tay trái này.

anh-nghetaytrai-11-9-2017-4-read-only-1505179350076_500

Thầy Nguyễn Duy Khánh trong giờ lên lớp. Ảnh báo Tuổi trẻ

"Ban đầu cũng xấu hổ lắm, cứ thấy người quen dưới chợ cá là tôi đứng từ xa. Chờ mọi người đi khuất rồi mới dám đến chọn mua", thầy bộc bạch. Và rồi hàng ngày cứ 4-5h sáng thầy lại đóng hộp cá, mang theo cặp sách, tất tả tới sân bay gửi hàng rồi quay về trường lên lớp.

Thầy kể, không chỉ riêng thầy, tại trường thầy có đến 80% các giáo viên, nhân viên rồi cả ban giám hiệu cũng có nghề tay trái - thường là buôn bán thêm. Điều này xuất phát từ đồng lương thực tế giáo viên được nhận, chứ thực ra chẳng ai ham hố gì.

Trường thầy có ba người tên Khánh, do vậy đồng nghiệp không gọi tên theo môn dạy mà gọi theo nghề tay trái là Khánh cá, Khánh nước mía và Khánh hột vịt lộn. 

Thầy tâm sự, "sáng sớm đến trường, nhà xe của giáo viên như... cái chợ thu nhỏ. Cô thủ quỹ trường mang mấy chục trứng gà, vịt nhà nuôi được, đem treo vào xe của thầy cô nào dặn hôm qua. Thầy dạy hóa thì chở theo mấy chai nước mắm nhà ủ được đến giao cho đồng nghiệp. Thầy hiệu phó mở tiệm photocopy, hai cô hiệu phó còn lại người bán hoa tươi, người kinh doanh mỹ phẩm. Nhiều đông nghiệp tiểu học của tôi còn làm MC đám cưới, cứ hễ ở đâu có đám tiệc là ở đó có thầy giáo. Mỗi lần dẫn chương trình được khoảng 400.000 đồng, mỗi tháng được 5-7 đám cũng đỡ phần nào."

Tuy là cuộc sống có nhiều phần vất vả, nhưng khi được hỏi bỏ nghề giáo để chuyển sang nghề khác có thu nhập cao hơn, thì hầu như tất cả đều lắc đầu. Có lẽ cái nghiệp nó đã thấm vào thân rồi, khó bỏ lắm. 

Khổ thì khổ thật, nhưng đó là chuyện ngoài cửa lớp. Tất cả chúng tôi đều cố gắng hết sức mình, để những vướng bận "cơm áo gạo tiền" không ảnh hưởng đến từng trang giáo án, đến những giờ dạy trút hết tâm huyết vào trong mỗi câu chữ, để mỗi thế hệ học trò đi qua, chúng tôi lại tự hào vì mình đã làm hết thiên chức của người thầy.

Đó là những mẫu chuyện vui, nhưng lại hết sức chân thật của một thầy giáo. Để chúng ta có thể nhìn vào thực trạng và tiếp tục đặt câu hỏi "Bao giờ giáo viên mới sống được với nghề?". 

Rất mong các cơ quan có chức trách sẽ vào cuộc và điều chỉnh phụ cấp phù hợp để thu hút và giữ chân giáo viên, có như vậy họ mới an tâm công tác và chất lượng giáo dục mới được nâng lên. Để tìm lại vị thế của ngành sư phạm của một thời đã qua.

Bài viết NGUYỄN DUY KHÁNH (giáo viên Trường THPT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang)


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 15:16 12/09/2017
Số lượt xem: 3423
Số lượt thích: 2 người (Lương Hiền, Nguyễn Thị Tiến)
 
Gửi ý kiến