Danh sách thư viện

  • Thư viện Bài giảng điện tử
  • Thư viện Giáo án điện tử
  • Thư viện Đề thi và Kiểm tra
  • Thư viện Tư liệu giáo dục
  • Thư viện Bài giảng e-learning
  • Đào tạo kỹ năng CNTT

Thống kê

  • truy cập   (chi tiết)
    trong hôm nay
  • lượt xem
    trong hôm nay
  • thành viên
  • Tin tức cộng đồng

    Câu chuyện cảm động về Thầy Cô giáo nhân ngày 20-11!

    13647759 Chắc hẳn những ai đã từng là học sinh đã từng nghĩ rằng cô giáo chủ nhiệm của mình giống như "bà la sát" đúng không? Cô giáo thật là nghiêm khắc và khắt khe quá đi. Lúc nào cũng cấm đoán và mắng mỏ học sinh, cứ bắt cả lớp phải học, học và học. Nhưng thực ra, cô...
    Xem tiếp

    Quảng cáo

    Hỗ trợ kĩ thuật

    Liên hệ quảng cáo

    • (024) 66 745 632
    • 096 181 2005
    • contact@bachkim.vn

    Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

    Gốc > Tin tức thư viện >

    Tin giáo dục nổi bật trong tuần-14/10/2013.

     Chuyên mục điểm tin giáo dục tuần 14/10/2013 xin được gửi tới quý thầy cô một số điểm tin chính sau đây.

    1. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi để lại bao tiếc thương cho dân tộc Việt Nam. Hòa cùng niềm thương nhớ tới Đại Tướng, các cựu bộ trưởng giáo dục chia sẻ những kỉ niệm về Đại tướng với những trăn trở về giáo dục nước nhà.


    ong-hac-3f1be

    Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc. Ảnh: dantri.com.vn

    “Qua những lần gặp gỡ và báo cáo, Đại tướng nhấn mạnh những vấn đề sau: thứ nhất, phải hết sức coi trọng GD toàn diện - dạy chữ đi đôi với dạy nghề, dạy người; Đại tướng đặc biệt nhấn mạnh việc dạy làm người; thứ Hai, Đại tướng nhắc, trong GD có nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết, nhưng lãnh đạo phải quan tâm đến 2 đầu đặc biệt: Tiểu học, là khi các cháu mới bắt đầu đi học và như tờ giấy trắng cần được hết sức quan tâm chú ý; Đại học (ĐH) vì đó đầu cuối đào tạo nhân lực cho đất nước; 2 đầu khác nữa cần được đặc biệt quan tâm là GD các vùng khó khăn và vùng đặc biệt, vùng kháng chiến ngày xưa, nơi đồng bào đã vất vả thế nào và nay việc học của các cháu ở vùng đó cần được quan tâm.”

    Đọc thêm tại:

    http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cac-cuu-bo-truong-giao-duc-va-hoai-niem-ve-dai-tuong-789084.htm

     2. Tiếp theo những trao đổi và nội dung cụ thể của Đề án đổi mới toàn diện giáo dục, Bản tin Violet xin trích đăng lại một số ý kiến để quý thầy cô tham khảo.

     Về chương trình học, bài báo tại dantri.com.vn đã đăng bài viết về “Sự khác biệt của sách giáo khoa sau năm 2015”. Trong đó có đề cập tới “chương trình mới không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, động cơ… vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Vì thế, chương trình mới chủ trương chỉ lựa chọn một số nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi với cuộc sống thay vì nặng kiến thức hàn lâm như hiện nay.”

    gs-bao-62e85

    Giáo sư Đinh Quang Báo trả lời phỏng vấn Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

    Đọc thêm tại:

    http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhung-khac-biet-cua-sach-giao-khoa-sau-nam-2015-789110.htm

     Cũng theo Đề án đổi mới toàn diện giáo dục, để đạt được mục tiêu dích đến của giáo dục là đào tạo con người, tuoitre.vn đã đăng bài viết “Đổi mới giáo dục từ “yêu gia đình””. Theo đó, “sản phẩm giáo dục của tương lai sẽ không còn mang tính đồng loạt mà đậm sắc thái cá nhân của chính người được thụ hưởng giáo dục, đó là một trong những mục tiêu nổi bật trong đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo.”

    663021_500_01

     Ảnh minh họa

    “Chúng ta cần phải xác định mình muốn có một sản phẩm con người như thế nào thì mới quay lại xây dựng, tổ chức hệ thống giáo dục tương thích. Quan điểm này khác với cách đặt ra một hệ thống giáo dục trước, rồi áp đặt vào việc giáo dục con người theo hệ thống đó. Các nhà giáo, cũng như cơ quan quản lý giáo dục không được hoán đổi vị trí hai mục tiêu này bởi lẽ rất giản dị: bản thân hệ thống giáo dục không có mục đích tự thân, nghĩa là không phải nó tạo ra sản phẩm chính nó, mà sản phẩm giáo dục phải là tạo ra con người như thế nào.

     Người thầy nên giữ vai trò mới: không phải là người dạy đơn thuần, mà phải là người dạy cho trò cách học, cách tiếp cận vấn đề, cách phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, vận dụng hiểu biết vào xử lý các vấn đề đời sống. Làm thầy sẽ khó hơn vì phải kiêm nhiều vai: một nhà sư phạm, một nhà khoa học, một nghệ sĩ...”

    Đọc thêm tại:

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/573759/doi-moi-giao-duc-tu-yeu-gia-dinh.html

     Bên cạnh đó, một số chuyên gia về giáo dục cũng chia sẻ những băn khoăn ngoài những điểm tích cực Đề án đã đưa ra:

    ‘1. Đây là một đề án lớn liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức từ trung ương đến địa phương. Liệu tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan có tham gia thực hiện một cách đồng bộ và nhiệt tình hay không?

    2. Đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình đổi mới này là đội ngũ giáo viên. Để thực hiện được các mục tiêu đổi mới, hơn 1 triệu giáo viên, giảng viên phải được bồi dưỡng và đào tạo lại cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Điều này sẽ được thực hiện như thế nào, trong bao lâu?

    3. Nguồn lực để thực hiện những công việc đổi mới theo đề án là một con số khổng lồ. Việc tìm nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự hi sinh của nhiều lĩnh vực cho giáo dục. Liệu điều này có dễ dàng thực hiện hay không?”

    PGS.TS THÁI BÁ CẦN (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)

    Đọc thêm tại:

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/574350/tu-noi-day-cua-thay-sang-noi-hoc-cua-tro.html

     3. Sự thay đổi trong phương pháp giáo dục và cách thức tiếp cận trong nhà trường đã dần được nhận thấy tại một vài trường học. Bằng hình thức đánh giá học sinh không bằng điểm số,theo ông Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng trường này, 3 năm qua trường đã đánh giá học sinh lớp 1 theo biểu tượng hình ngôi sao. “Trường đặt làm cho mỗi giáo viên 3 con dấu, với 3 màu tương ứng. Ngôi sao màu đỏ, biểu trưng cho việc học sinh làm bài tốt, màu xanh hoàn thành bài làm, màu vàng cần cố gắng hơn. Đồng thời, đối với ngôi sao màu vàng, giáo viên sẽ sửa lỗi cho học sinh ngay chỗ sai”, ông Tuấn nói.


    hoctap_500

    Giáo viên Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) đóng hình ngôi sao lên tập học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

    Đọc thêm tại:

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131011/danh-gia-hoc-sinh-khong-bang-diem-so.aspx

     4. Với mục tiêu của giáo dục là con người, kĩ năng sống cũng là một nội dung không thể thiếu trong giáo dục trẻ tại gia đình và nhà trường. Violet xin chia sẻ bài viết “5 bí quyết dạy con biết “thua” đẹp”

    1279_cr_5258cda2a2087

    Trẻ thích chơi và thích luôn chiến thắng. Dạy con biết thua không cay cú, thắng chẳng kiêu căng là điều quan trọng nhưng không dễ làm. 

    Đọc thêm tại:

    http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/5-bi-quyet-day-con-biet-thua-dep-2890055.html

     5. Tuần vừa qua, BQT Violet đã tổ chức “Thảo luận trực tuyến về chuyên đề: “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn cấp THCS” với sự tham gia và chia sẻ rất chân thành, nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Thu Hà và thầy Vũ Tiến Thịnh, hai giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn tại Hà Nội. Chúng tôi đã lưu những nội dung trao đổi và chia sẻ lại để quý thầy cô không tham gia được trực tiếp có thể tham khảo thêm tại đây

    anh_mon_van_500_500

    Xem thêm tại:

    http://vi-congdong.violet.vn/

     6. Một số tin giáo dục trong khu vực

     ASEAN: Từ ngày 11-13/10, Hội đồng Giáo giới các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (ACT) đã họp hội nghị lần thứ 29 tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, thu hút sự tham gia của khoảng 900 đại biểu đến từ các nước ASEAN và Hàn Quốc.

    Hội đồng đã thông qua bốn nghị quyết, nhấn mạnh vai trò nghiệp vụ trong việc cung cấp nền giáo dục có chất lượng, hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Các nghị quyết khác tập trung vào sự hợp tác chặt chẽ hơn để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau trong cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN và các tổ chức giáo dục để phát triển, duy trì và hỗ trợ các chuẩn mực nghiệp vụ cho giáo viên.

    avatar

    Đọc thêm tại:

    http://www.vietnamplus.vn/Home/Cac-nuoc-ASEAN-bao-dam-ve-giao-duc-chat-luong/201310/220513.vnplus

    Malaysia: Những câu hỏi được đặt ra với nền giáo dục Malaysia là: học sinh Malaysia được giáo dục tốt như thế nào để đáp ứng những thách thức của nền kinh tế trong thể kỷ 21? Những loại hình giáo dục nào cho người Malaysia trong hội nhập quốc tế? Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia giáo dục Hoàng Minh Tuấn. 

    Chỉ số cạnh tranh về giáo dục đại học và đào tạo (nguồn: Báo cáo chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF 2013-2014)

    Quốc gia

    Giáo dục đại học và đào tạo

    Xếp hạng Điểm số
    Singapore 2 5.9
    Malaysia 46 4.7
    Brunei 55 4.5
    Indonesia 64 4.3
    Thái Lan 66 4.3
    Philipines 67 4.3
    Việt Nam 95 3.7
    Lào 111 3.3
    Campuchia 116 3.1
    Mianma 139 2.5

    Đọc thêm tại:

    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/143556/giao-duc-malaysia-tot-len-the-nao-.html

    Hàn Quốc: Tôi vô cùng thích thú với kiểu phân công lao động và phân chia trách nhiệm như lớp con đang làm. Hình thức phân chia thành các chức danh như vậy giúp học sinh hình thành ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm và tránh được những chuyện tiêu cực xảy ra ở học đường.

    tang-hoa-ce59b_01

    Đọc thêm tại:

    http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cac-chuc-danh-o-lop-tieu-hoc-tai-han-quoc-789711.htm

    Xin cám ơn sự quan tâm đón đọc của quý thầy cô và kính chúc quý thầy cô một tuần mới làm việc hiệu quả!

    Trân trọng!


    Nhắn tin cho tác giả
    Lê Bích Nguyệt @ 12:25 14/10/2013
    Số lượt xem: 14618
    Số lượt thích: 0 người
    Avatar

    Hôm nay mình bị Hiệu trưởng lập biên bản vì tội không soạn Giáo án bằng tay. 

     

    Avatar

    Chúng mình cũng mệt mỏi vì các loại hồ sơ cá nhân của giáo viên quá cồng kềnh: kế hoạch cá nhân, kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch...; sổ bồi dưỡng thường xuyên phải chép tay. Cách soạn giáo án luôn luôn thay đổi; các loại kĩ thuật dạy học phải áp dụng (chưa phù hợp với hiện tại - mất thời gian),.. Chao ôi!!! sao mà khổ quá trời.


    No_avatar

    game ionline

     
    Gửi ý kiến